Sau những ngày lùm xùm về vụ việc cô giáo lên lớp nhưng không giảng bài ở trường THPT Long Thới đến trường nhưng không giảng bài thì đến ngày hôm nay, mọi khúc mắc, mọi rạn nứt giữa cô – trò đã được hòa giải, hàn gắn.
Rạn nứt giữa cô trò trường Long Thới đã được hàn gắn
Thầy Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới xác nhận cô T.T.M.C và toàn bộ học sinh lớp 11A1 đã có buổi nói chuyện với nhau sau sự việc gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua.
Nhà trường đã bố trí, sắp xếp buổi gặp gỡ cho cô trò ngay tại lớp và trường không tham dự hay can thiệp vào. Tại buổi nói chuyện, cô C. bày tỏ sự tiếc nuối về thời gian qua cô trò đã xa cách nhau là một điều hết sức đáng tiếc, làm tổn thương cả hai bên, ảnh hưởng đến cả những danh hiệu, uy tín của nhà trường.
Trong buổi nói chuyện, em Phạm Song Toàn, người đã phản ánh sự việc trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GDĐT TP.HCM nghẹn ngào bật khóc và cho biết, dù nói tại Sở hay nói tại lớp, em vẫn không thay đổi ý kiến của mình. Em chỉ mong cô thay đổi cách dạy và mong muốn nếu giữa cô trò trước đây có chuyện gì không hay thì xin khép lại hết, để bây giờ cô có thể dạy dỗ và học sinh có thể học hành theo cách bình thường nhất.
Trao đổi với phóng viên, cô C. chia sẻ, những gì em Phạm Song Toàn phản ánh như cô lên lớp không giảng bài, không nói chuyện là đúng, bản thân cô đã sai nhưng cô cho biết, sự việc mới xảy ra sau Tết chứ không phải suốt một học kỳ.
Cô C. cũng bày tỏ sự tiếc nuối, giá như em Song Toàn trao đổi riêng với cô để góp ý chứ không phải nói trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở bởi sự việc này đã ảnh hưởng đến trường, đến ngành giáo dục.
Cô C. cũng cho biết, cô và học sinh của lớp đã có buổi trò chuyện giải tỏa với nhau. Về lý do lên lớp nhưng không giảng bài cô nói, có một số vấn đề riêng cô đã chia sẻ với hiệu trưởng và mong muốn để nhà trường tự giải quyết.
Thầy Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới cho biết, nhà trường cũng đã trao đổi với phụ huynh và phần lớn ý kiến phụ huynh không muốn thay đổi cô giáo, chỉ mong cô giao tiếp, giảng dạy bình thường. Trước mắt, việc học của lớp 11A1 ổn định nhưng nhà trường vẫn sẽ theo dõi thêm.
Thầy Bình bày tỏ sự tiếc nuối khi học sinh im lặng để sự việc xảy ra trong thời gian dài và thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của mình trong sự việc này. Những sai phạm của cô C. trường đã báo cáo lên Sở để giải quyết.
Sự việc cô giáo đến lớp nhưng không giảng bài
Trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh trên địa bàn thành phố diễn ra sáng 23/3, ghi nhận nhiều ý kiến của học sinh về các vấn đề trong nhà trường.
Trong buổi gặp gỡ, Chia sẻ câu chuyện về mối quan hệ với giáo viên dạy Toán của mình, em Phạm Song Toàn (THPT Lâm Thới, Nhà Bè, TP.HCM) bật khóc. Nữ sinh bật khóc khi kể về cô giáo Cô giáo dạy Toán đến lớp không giảng bài, không trao đổi với học sinh khiến học sinh bức xúc.
Song Toàn cho hay giáo viên dạy Toán của lớp em không hề giảng, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập. Hơn một học kỳ, lớp của Song Toàn tự học và không biết bày tỏ nỗi lòng với ai. Mặc dù giáo viên chủ nhiệm của lớp đã cố gắng nói chuyện với giáo viên bộ môn Toán của lớp nhưng không thành công lắm. Hơn một học kỳ này, cả lớp vẫn phải tự học và làm bài, tự ghi chép mà không biết nói với ai. Ở trường cũng không ai dám nói gì, mọi người đều sợ và học sinh cũng sợ.
Trước sự việc trên, cô Kỳ Anh trưởng phòng đào tạo trường Y dược Sài Gòn chia sẻ: Mỗi công việc sẽ có một áp lực riêng nên không thể vì áp lực bỏ ngang được. Ví dụ như một sinh viên cao đẳng điều dưỡng sau khi ra trường đi làm chỉ vì hôm đó có chuyện không vui mà mặc kệ bệnh nhân nguy kịch không cấp cứu, không có phương án cứu chữa kịp thời thì hậu quả sẽ như thế nào?
Làm nghề Y hay làm nghề giáo thì một khi bước vào các trường cao đẳng Y dược Sài Gòn, Hà Nội,… hay trường sư phạm Hồ Chí Minh, Hà Nội,… các bạn cũng cần phải ý thức được là mình đang trong quá trình học tập để trở thành một thầy thuốc với thiên chức cứu người, một thầy giáo với thiên chức dạy người chính vì thế bạn luôn phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu.