Categories
Tin tức

Đắp lòng trắng trứng gà vào vết tiêm dễ gây nhiễm khuẩn huyết

Trước thực tế nhiều phụ huynh sau khi cho trẻ đi tiêm về, thấy con sốt, vết tiêm tấy đỏ liền vội đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà… vào vị trí vết tiêm. Điều này là sai lầm vì với viết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏiHầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi

Đa số các phản ứng sau tiêm nhẹ và tự khỏi

Theo TS Trần Đức Hùng, giảng viên cao đẳng Dược TPHCM, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi. Tai biến nặng là rất hiếm.

Chẳng hạn, phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào thường là phản ứng tại chỗ (sưng, đỏ, đau): lên tới 50%. Sốt (>38ºC): lên tới 50%. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc: lên tới 60%

Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…

“Phản ứng sau tiêm chủng ảnh hưởng đến niềm tin và sự hưởng ứng của cộng đồng, các bậc cha mẹ; đồng thời ảnh hưởng cả đến các cán bộ làm tiêm chủng mở rộng… Tuy nhiên nếu cha mẹ lơ là, “quay lưng” với việc tiêm vắc xin cho trẻ thì sẽ làm giảm tỷ lệ tiêm vắc xin, làm giảm miễn dịch cộng đồng, bệnh dịch có nguy cơ quay trở lại.

Tôi lấy ví dụ, ở Nhật, tác động của phản ứng sau tiêm chủng vắc xin DPT tới mắc ho gà ở Nhật. Sau khi có 2 trường hợp chết sau tiêm vắc xin DPT, tạm dừng tiêm chủng. Sau đó đã có 41 trường hợp tử vong do bệnh ho gà bùng phát ở đất nước này”- PGS. Điển cho hay.

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh nguy hiểm.

Những điều bà mẹ cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng

Trước tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ cần: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ/phiếu tiêm chủng. Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ

Thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.

Cán bộ y tế: Khám sàng lọc. Khai thác tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc/ tiền sử di ứng. Tiền sử tiêm chủng/phản ứng sau tiêm chủng

Trong tiêm chủng

Cán bộ y tế: Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ. Theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ: Cùng cán bộ y tế theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Thông báo cho cán bộ y tế nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, tại vết tiêm quầng đỏ lan rộng, nổi ban …

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Sau khi tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ: Tiếp tục theo dõi tại nhà trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…).

Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

Sốt cao >39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ. Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, …

Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú

Co giật. Phát ban. Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý với các bà mẹ sử dụng thuốc tại nhà: Không tự ý dùng thuốc. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cần tìm đến tự tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý tại nhà.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Categories
Tin tức

Cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ: “Tôi lỡ vì kinh nghiệm chưa nhiều”

Khi được hỏi về việc phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, cô Hương đã khóc và nói mình lỡ do chưa nhiều kinh nghiệm.

Sau buổi họp của hội đồng kỷ luật, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương đã có chia sẻ với báo chí về cách phạt học sinh phản giáo dục của mình. Cô Hương liên tục khóc và nói lời xin lỗi. Cô cho biết, hành động của mình với học sinh không phải vì kỳ thị hay ghét bỏ, mà chỉ đơn giản nghĩ là “doạ cho trẻ ngoan hơn”. Cô giáo này cũng thừa nhận, nếu mình là phụ huynh em P.A thì cũng sẽ nổi giận, khó bỏ qua.

Lãnh đạo huyện An Dương cho biết: “Cô Minh Hương sinh năm 1993, tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế. Cô Hương là con gái của Phó Phòng Giáo dục huyện, con dâu của chủ tịch thị trấn An Dương. Cô Hương lớn lên trong gia đình có truyền thống giáo dục; vì thế nên dù là đã theo học đại học ngành kinh tế nhưng sau khi lấy chồng, cô theo học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiểu học để về đi dạy”.

Cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻCô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ

Đầu tháng 8/2017, cô Hương được tiếp nhận vào làm giáo viên hợp đồng ngắn hạn tại Trường Tiểu học An Đồng.

“Do trường đang thiếu giáo viên nên đã bố trí cho cô làm công tác chủ nhiệm lớp 3A5, nơi có cháu P.A đang theo học. Bình thường, cô Hương là người khá hiền lành, quý trẻ. Khi xảy ra sự việc bản thân lãnh đạo cùng toàn thể giáo viên nhà trường đều không thể tin. Ai cũng hi vọng chỉ là hiểu lầm. Tuy nhiên, khi xác minh thì sự việc lại có thật. Bản thân cô Hương đã nhận thấy sai phạm của mình và rất hối hận”, bà Trần Thị Ngọc Bảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng thông tin.

Trả lời phóng viên vào cuối giờ chiều qua, cô Hương liên tục khóc và nói mình rất ân hận. “Sự việc đã đi quá xa, không còn như lúc xảy ra ban đầu nữa. Để xảy ra việc là do tôi lỡ, vì kinh nghiệm của tôi trong các tình huống sư phạm chưa nhiều nên tôi mới xử lý bột phát như thế. Tôi nghĩ chỉ doạ cho con sợ để ngoan hơn trong giờ học chứ hoàn toàn không có ý ghét bỏ hay hành hạ con”, cô Hương vừa khóc vừa nói.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc chị nói sự thật đã đi quá xa không như ban đầu nữa cụ thể là thế nào, cô Hương đã từ chối kể lại chi tiết vụ việc.

Cô Nguyễn Thị Minh Hương đã bị chấm dứt hợp đồng và sẽ không được ngành giáo dục huyện An Dương tiếp nhận trở lại công tác sau này.

Cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ bị chấm dứt hợp đồngCô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ bị chấm dứt hợp đồng

Khi bị dư luận lên án và chỉ trích, cô giáo thừa nhận: “Đặt mình vào vị trí phụ huynh, nếu con tôi bị như thế, tôi cũng không thể bình tĩnh được”.

Nữ giáo viên cho biết thêm: “Kể từ khi chọn ngành sư phạm, tôi không thể lường trước có sự việc như hôm nay. Để xảy ra sự việc, lỗi hoàn toàn thuộc về cá nhân tôi. Tôi mong gia đình em P.A bỏ qua và tha thứ cho tôi. Tôi không né tránh trách nhiệm, gia đình cần tôi làm gì tôi cũng sẽ đáp ứng. Chỉ mong mọi việc sớm được lắng xuống để không ảnh hưởng đến tâm lý của các học sinh và phong trào chung của nhà trường. Tôi rất hối hận về việc làm của mình”.

Ông Đặng Tăng Thông, Trưởng phòng GD-ĐT huyện An Dương cho biết: “Khi sự việc cô giáo cho trẻ súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng xảy ra, chúng tôi không chờ nhà trường báo cáo bằng văn bản mà đã có buổi làm việc trực tiếp nhà trường và cô giáo”.

Trao đổi với nhóm phóng viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, ông nội cháu P.A, ông Phạm Khắc Thảo chia sẻ: “Khi gia đình biết chuyện cô Hương phạt cháu P.A uống nước giặt giẻ lau bảng, chúng tôi đã lên trường yêu cầu cô nói rõ. Cô Hương nhận sai và xin lỗi gia đình. Khi cô viết biên bản xin lỗi, tay cô ấy run lên bần bật. Biết là cô còn trẻ ít kinh nghiệm nhưng việc cô cho một đứa trẻ 8 tuổi uống nước bẩn trước mặt các bạn nó thì khủng khiếp quá”.

Khi được hỏi về cảm tưởng của mình về vụ việc trên, bạn Nguyễn Minh Trang, sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ: “Thử tưởng tượng nếu mình gặp phải việc bị phạt tương tự như thế khi mình còn nhỏ, có lẽ mình sẽ rất sợ hãi và ám ảnh”.