Categories
Tin tức

Suốt 1 học kỳ giáo viên lên lớp nhưng không giảng bài

Chuyển tưởng rằng như đùa nhưng lại xảy ra tại trường THPT Lâm Thới, Nhà Bè, TP.HCM. Theo chia sẻ của nữ sinh Phạm Song Toàn đang theo học tại nhà trường thì giáo viên bộ môn Toán của mình cả học kỳ lên lớp nhưung không giảng bài.

Nữ sinh Song Toàn chia sẻ

Nữ sinh Song Toàn chia sẻ

Giáo viên Toán lên lớp nhưng không giảng bài

Trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh trên địa bàn thành phố diễn ra sáng 23/3, ghi nhận nhiều ý kiến của học sinh về các vấn đề trong nhà trường. Buổi gặp gỡ này rất hữu ích đối với các em học sinh. Đây là cơ hội để các em nói lên suy nghĩ, tình cảm và cả ấm ức trong quá trình học tập của mình.

Trong buổi gặp gỡ, Chia sẻ câu chuyện về mối quan hệ với giáo viên dạy Toán của mình, em Phạm Song Toàn (THPT Lâm Thới, Nhà Bè, TP.HCM) bật khóc. Nữ sinh bật khóc khi kể về cô giáo Cô giáo dạy Toán đến lớp không giảng bài, không trao đổi với học sinh khiến học sinh bức xúc.

Nữ sinh cho biết: “Đối với các bạn, giáo viên đến lớp giảng bài là điều vô cùng nhàm chán. Nhưng con mong muốn được một lần như vậy. Tại vì giáo viên của con không nói gì cả. Con không hiểu vì sao cô đến lớp chỉ viết bài và giao bài tập cho chúng con làm mà không nói gì cả”

Song Toàn bày tỏ nguyện vọng: “Chúng con chỉ muốn được dạy dỗ bình thường như các bạn. Bình thường thôi cũng được, như vậy đã là quá đủ đối với con rồi”. Chia sẻ đến đây cô học trò nhỏ bật khóc.

Song Toàn cho hay giáo viên dạy Toán của lớp em không hề giảng, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập. Hơn một học kỳ, lớp của Song Toàn tự học và không biết bày tỏ nỗi lòng với ai. Mặc dù giáo viên chủ nhiệm của lớp đã cố gắng nói chuyện với giáo viên bộ môn Toán của lớp nhưng không thành công lắm. Hơn một học kỳ này, cả lớp vẫn phải tự học và làm bài, tự ghi chép mà không biết nói với ai. Ở trường cũng không ai dám nói gì, mọi người đều sợ và học sinh cũng sợ.

Đó là những chia sẻ rất thật của học sinh cùng với mong muốn của các em khi cắp sách đến trường.

Giải thích từ phía nhà trườn – giáo viên có nhiều áp lực

Trước chia sẻ về câu chuyện của em Phạm Song Toàn, ông Lê Duy Tân – trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM – cho rằng thầy cô đều thương yêu học sinh nhưng có thể nhiều người chưa biết cách thể hiện. Theo ông Tân: “Có thể các thầy cô vì áp lực, yêu cầu công việc, mải mê với bài vở, giáo án mà quên đi việc thể hiện tình cảm với học sinh, chưa trò chuyện, lắng nghe các em nhiều hơn”

Ông Tân cho rằng giữa nhà trường và học sinh nên có các diễn đàn nói và nghe, thầy cô nên lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em nhiều hơn. Ghi nhận chia sẻ của Song Toàn, ông Tân cho hay sẽ cầu nối giúp em và các bạn trong lớp thực hiện nguyện vọng bình dị này.

Trách nhiệm của nhà giáo

Trách nhiệm của giáo viên là giảng dạy

Trách nhiệm của giáo viên là giảng dạy

Nói gì thì nói, dù áp lực hay không thì công việc của giáo viên là giảng dạy kiến thức cho các em. Không thể chỉ vì áp lực mà lên lớp không giảng bài làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Mỗi công việc sẽ có một áp lực riêng nên không thể vì áp lực bỏ ngang được. Ví dụ như một sinh viên cao đẳng điều dưỡng sau khi ra trường đi làm chỉ vì hôm đó có chuyện không vui mà mặc kệ bệnh nhân nguy kịch không cấp cứu, không có phương án cứu chữa kịp thời thì hậu quả sẽ như thế nào?

Làm nghề Y hay làm nghề giáo thì một khi bước vào các trường cao đẳng Y dược Sài Gòn, Hà Nội,… hay trường sư phạm Hồ Chí Minh, Hà Nội,… các bạn cũng cần phải ý thức được là mình đang trong quá trình học tập để trở thành một thầy thuốc với thiên chức cứu người, một thầy giáo với thiên chức dạy người chính vì thế bạn luôn phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu.