Categories
Tin tức

Dấu hiệu và cách phòng ngừa ung thư da vào mùa hè

Mùa hè, ánh nắng mặt trời gay gắt và chỉ số tia cực tím cao khiến cơ thể có nguy cơ mắc phải ung thư da nếu không có cách phòng ngừa thích hợp.

Nguy cơ ung thư da cao hơn vào mùa hèNguy cơ ung thư da cao hơn vào mùa hè

Để phòng tránh ung thư da, mời các bạn tham khảo một số thông tin dưới đây.

Tia UV – “thủ phạm” gây ung thư da

Tia UV (tia cực tím) thường xuất hiện khi có nắng mặt trời, có thể xuyên qua mây mù, không khí với cường độ thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, theo mùa hay theo khu vực. Da thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV và không được che chắn cẩn thận có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chỉ số UV ở mức 3-5 có nguy cơ gây hại ở mức trung bình, khi ra ngoài da cần phải che chắn bảo vệ; mức 6-7 có thể gây cháy nắng trong 30 phút; mức 8-10 có thể gây cháy nắng trong khoảng 20 phút, mức từ 11 trở lên có thể làm da cháy nắng trong vòng 10 phút.

Ngoài tia UV, nguyên nhân gây ung thư da còn có thể là do di truyền, do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc tia bức xạ…

Ung thư da giai đoạn đầu có thể chữa khỏi

Bác sĩ Lê Văn Bảo, giảng viên cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, bệnh ung thư da có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người lớn tuổi. Nam có tỷ lệ mắc ung thư nhiều hơn nữ bởi ít có thói quen bảo vệ da cẩn thận. Bệnh hay xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nắng mặt trời như da đầu, mặt, tai, môi, ngực, cánh tay, bàn tay, cẳng chân.

Theo đó, nông dân, công nhân xây dựng, thủy thủ… là đối tượng dễ mắc ung thư da nhất vì công việc của họ đòi hỏi phải thường xuyên làm việc ở ngoài trời. Ngoài ra, những vùng kín như lòng bàn tay, vùng cơ quan sinh dục hoặc các kẽ ngón chân, nếp gấp cũng có thể xuất hiện ung thư da… Do đó bạn cần để ý kỹ nhằm phát hiện sớm dấu hiệu bất thường trên da.

Cũng theo bác sĩ, ung thư da là bệnh có tiên lượng khá tốt dù là bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi có thể lên tới gần 100%. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này khoảng 20-40%.

Để phát hiện sớm ung thư da, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra da và chú ý tới các dấu hiệu bất thường, đồng thời thăm khám tầm soát ung thư định kỳ. Bạn cũng cần chủ động đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: vết loét lâu liền và chảy máu; vùng da bất thường biến đổi dày sừng, nổi cụ hoặc đỏ, ngứa; loét hoặc nổi cục ở sẹo cũ; xuất hiện các mảng đỏ mạn tính có loét nông; nốt ruồi bẩm sinh phát triển nhanh, chuyển màu, gồ ghề, có vảy hoặc đường kính bất thường; xuất hiện khối u lạ dưới da phát triển nhanh; có thể sờ thấy hạch.

Cách ngừa ung thư da hiệu quả

Tự bảo vệ da trước tia UV độc hạiTự bảo vệ da trước tia UV độc hại

Để phòng ngừa ung thư da, cách tốt nhất là tự bảo vệ làn da trước tia UV. Theo đó các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ra ngoài nắng trong giờ cao điểm 10h-16h vì đây là thời điểm tia cực tím mạnh nhất.

Khi ra ngoài trời nắng, bạn cần sử dụng mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng, sử dụng khẩu trang vải sáng màu, bôi kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên, cần thoa kem cả những vùng ít tiếp xúc với nắng như tai, cổ.

Những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất hoặc thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo, găng tay, khẩu trang… phù hợp. Ngoài ra, bạn cần tạo nên các thói quen tốt nhằm tăng cường sự đàn hồi và khỏe mạnh cho da như: làm sạch da hàng ngày, tăng cường tập thể dục thể thao, uống nhiều nước; tránh ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Khi da xuất hiện bất cứ vấn đề gì như vết loét, viêm, nốt ruồi hay có dấu hiệu bất thường, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Categories
Tin tức

Đắp lòng trắng trứng gà vào vết tiêm dễ gây nhiễm khuẩn huyết

Trước thực tế nhiều phụ huynh sau khi cho trẻ đi tiêm về, thấy con sốt, vết tiêm tấy đỏ liền vội đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà… vào vị trí vết tiêm. Điều này là sai lầm vì với viết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏiHầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi

Đa số các phản ứng sau tiêm nhẹ và tự khỏi

Theo TS Trần Đức Hùng, giảng viên cao đẳng Dược TPHCM, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi. Tai biến nặng là rất hiếm.

Chẳng hạn, phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào thường là phản ứng tại chỗ (sưng, đỏ, đau): lên tới 50%. Sốt (>38ºC): lên tới 50%. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc: lên tới 60%

Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…

“Phản ứng sau tiêm chủng ảnh hưởng đến niềm tin và sự hưởng ứng của cộng đồng, các bậc cha mẹ; đồng thời ảnh hưởng cả đến các cán bộ làm tiêm chủng mở rộng… Tuy nhiên nếu cha mẹ lơ là, “quay lưng” với việc tiêm vắc xin cho trẻ thì sẽ làm giảm tỷ lệ tiêm vắc xin, làm giảm miễn dịch cộng đồng, bệnh dịch có nguy cơ quay trở lại.

Tôi lấy ví dụ, ở Nhật, tác động của phản ứng sau tiêm chủng vắc xin DPT tới mắc ho gà ở Nhật. Sau khi có 2 trường hợp chết sau tiêm vắc xin DPT, tạm dừng tiêm chủng. Sau đó đã có 41 trường hợp tử vong do bệnh ho gà bùng phát ở đất nước này”- PGS. Điển cho hay.

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh nguy hiểm.

Những điều bà mẹ cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng

Trước tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ cần: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ/phiếu tiêm chủng. Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ

Thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.

Cán bộ y tế: Khám sàng lọc. Khai thác tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc/ tiền sử di ứng. Tiền sử tiêm chủng/phản ứng sau tiêm chủng

Trong tiêm chủng

Cán bộ y tế: Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ. Theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ: Cùng cán bộ y tế theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Thông báo cho cán bộ y tế nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, tại vết tiêm quầng đỏ lan rộng, nổi ban …

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Sau khi tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ: Tiếp tục theo dõi tại nhà trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…).

Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

Sốt cao >39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ. Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, …

Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú

Co giật. Phát ban. Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý với các bà mẹ sử dụng thuốc tại nhà: Không tự ý dùng thuốc. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cần tìm đến tự tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý tại nhà.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Categories
Tin tức

Khi học thực hành sinh viên ngành Y Dược cần chú ý những gì?

Học thực hành rất quan trọng đối với các sinh viên ngành Y Dược. Không chỉ giúp sinh viên nâng cao tay nghề của mình mà còn rèn luyện những đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.

Vậy khi học thực hành sinh viên cần chú ý điều gì?

Năng lực chuyên môn đối với sinh viên theo học ngành Y Dược chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực cũng như sự phát triển chuyên môn trong nghề bởi đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Trong công tác đào tạo vấn đề thực hành là yếu tố bắt buộc. Vì vậy trong quá trình học thực hành sinh việc đầu tiên các bạn phải đảm bảo được đầy đủ số buổi để đạt được kết quả cao nhất trong những giờ thực hành.

Có thể nói Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là một trong những đơn vị đào tạo Y Dược chuyên sâu về thực hành. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị được nhà trường đầu tư một cách kỹ lưỡng, bài bản, đạt chuẩn Bộ Y tế thì công tác giảng dạy trong phòng thực hành cũng luôn được nhà trường chú trọng, sinh viên học thực hành dưới sự hướng dẫn tận tình của những giảng viên giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên sinh viên cần phải học như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao tại phòng thí nghiệm của nhà trường?

Khi học thực hành sinh viên ngành Y Dược cần chú ý những gì?

Trong giờ thực hành sinh viên cần phải chú ý quan sát đến sự hướng dẫn của giảng viên, chú ý lắng nghe và tự hình dung ghi nhớ lại những điều giảng viên mô tả sau đó rút ra kiến thức, tự bản thân hoàn thiện ngay những kỹ năng tại phòng thực hành.

Dùng số ghi chép lại toàn bộ phần hướng dẫn của giảng viên sau đó tự bản thân đặt ra những câu hỏi đưa lên giảng viên giải đáp ngay trong quá trình thực hành, vận dụng kiến thức trong quá trình thực hành để trao đổi với giảng viên.

Trong quá trình thực hành sinh viên cần phải chú ý đến những trường hợp giả định trong các tình huống thực hành. Khi tiếp xúc trực tiếp bạn nên có sự phân biệt rõ ràng giữa tình huống giả định và thực tế.

Nghiêm túc tham gia đầy đủ các buổi thực hành tại trường cũng như bệnh viện để tự bản thân đưa ra những nhận xét, đánh giá để tạo thuận lợi khi trao đổi với giảng viên, đạt hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn để vận dụng một cách tốt nhất vào thực tế.

Thực hiện việc ghi chép một cách đầy đủ vào bảng kiểm trong quá trình thực hành đưa ra những so sánh khác nhau sau mỗi lần thực hành cho một kỹ năng chuyên môn.

Lựa chọn địa chỉ đào tạo Y Dược uy tín chất lượng

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là một trong số ít các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đào tạo Y Dược được Bộ Y tế đánh giá cao. Nhà trường luôn tập trung vào việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, hệ thống phòng thực hành, phòng thí nghiệm đảm bảo công tác học tập và giảng dạy. Chính vì thế trong những năm gần đây lượng thí sinh đăng ký theo học Cao đẳng Y Dược tại trường luôn tăng cao.

Chương trình đào tạo tại trường được phát triển theo hướng chuyên sâu thực hành theo hình thức tín chỉ với các ngành đào tạo như Cao đẳng Dược,Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng kỹ thuật Vật lý trị liệu và hệ đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược, liên thông Cao đẳng Y Dược để đáp ứng nhu cầu học tập và lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ hiện nay.

Lựa chọn địa chỉ đào tạo Y Dược uy tín chất lượng

Trước khi lựa chọn ngành học thì lựa chọn một môi trường đào tạo chất lượng là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo nền tảng trong tương lai. Hiện tại chương trình đào tạo tại các trường hầu hết đang đi theo lối mòn là tập trung quá nhiều vào các giờ học lý thuyết bởi trong ngành Y Dược thì nguồn kinh phí để đầu tư cho thực hành rất lớn, không phải đơn vị giáo dục nào cũng có khả năng đầu tư theo đúng quy định.

Tuy nhiên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn lại là đơn vị làm được điều này bởi hàng năm nhà trường đã dành ra một nguồn kinh phí rất lớn để đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc, phòng thực hành giúp sinh viên có điều kiện thực hành ngay trong nhà trường nhằm đảm bảo được chất lượng đầu ra một cách hiệu quả nhất. Đây cũng chính là hướng đi và mục tiêu phát triển lâu dài trong sự nghiệp đào tạo cung ứng nguồn nhân lực.

Categories
Tin tức

Bệnh nhân sau khi cắt Amidan cần lưu ý những gì?

Viêm Amidan dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bệnh nhân khi cắt Amidan có thể bình phục nhanh chóng nhưng cần lưu ý một số điểm dưới đây.

Dấu hiệu viêm Amidan

Viêm Amidan là tình trạng tổn thương tuyến Amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra, biểu hiện ở 2 dạng: viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mãn tính. Viêm Amidan thường là sưng to, lồi ra hoặc co lại, dạng tổ ong có màu hồng, mủ trắng hoặc mủ vàng. Bệnh nhân Amidan thường tìm đến bác sĩ để cắt amidan khi đã bị viêm mãn tính, xuất hiện nhiều lần trong một năm, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy bệnh nhân sau khi cắt amidan thì phải lưu ý những vấn đề gì, dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng.

Cắt amidan
Bệnh nhân sau khi cắt Amidan cần lưu ý những gì?

Khi bị viêm Amidan cấp tính bệnh nhân thường sốt cao và đột ngột.  Nếu viêm Amidan do virus thì Amidan chúng sưng to và đỏ, niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong kèm theo dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nếu do vi khuẩn gây ra, thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện thêm những chấm mủ hoặc mảng mủ. Bệnh nhân kèm thêm triệu chứng đau rát họng, nuốt vướng, khó thở, ngáy to. Còn đối với bệnh nhân bị viêm mãn tính thì dấu hiệu ít hơn với việc hay sốt vặt, hơi thở hôi, ho, Amidan sưng to (thường ở trẻ em), hoặc amidan xơ chìm (thường gặp ở người lớn).

Với những triệu chứng gây khó chịu này trong cuộc sống thường nhật, nhiều bệnh nhân bị viêm Amidan thường nghĩ tới việc cắt Amidan. Theo như chia sẻ của một giảng viên cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì cắt Amidan không phải cứ yêu cầu cắt là cắt được, người bệnh cần phải đến các bệnh viện tai mũi họng uy tín để được bác sĩ kiểm tra và chuẩn đoán, đưa ra biện pháp chữa trị hợp lý, mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh.

Bệnh nhân cắt Amidan phải theo dõi gì sau khi phẫu thuật

Trước hết bệnh nhân cần nằm nghiêng hoặc ngửa, không gối đầu và xoay mặt về một bên. Không khạc, không nuốt nước bọt, đùn (lùa) nước bọt ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng. Nếu nước bọt trong hoặc có vài tia máu đỏ sậm nghĩa là bệnh nhân không chảy máu. Còn nếu như nước bọt toàn máu đỏ tươi hoặc nước bọt có lẫn máu đỏ tươi thì nghĩa là vết thương còn chảy máu phải báo ngay cho bác sĩ, đến khám ở bệnh viện ngay lập tức.  Thời gian theo dõi chảy máu trong vòng 12 ngày. Đặc biệt là ngày thứ 1 và ngày thứ 7 sau cắt amidan.

Cắt amidan
Cần lưu ý gì khi cắt Amidan

Bệnh nhân sau khi Amidan ăn uống như thế nào cho đúng?

Trong 10 ngày sau cắt Amidan: Nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội, lạnh. Không dùng thức ăn chua, cay, cứng, nóng và thức uống có màu nâu, đỏ như: Xá xị, Coca…

Trẻ em (dưới 15 tuổi):

– Ngày 1: 3 giờ sau cắt Amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: uống sữa lạnh

– Ngày 2 – 7: Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh….

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

– Ngày 8–12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ…..

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường

Trong 2 tuần sau cắt Amidan cho trẻ ăn Cá rất dễ bị hóc xương, ăn mì gói dễ chảy máu.

Người lớn, trẻ em trên 15 tuổi:

– Ngày 1- 2 : 3 giờ sau cắt amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: uống sữa lạnh.

– Ngày 3–7 : Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh….

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

– Ngày 8–12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ…..

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường

Lưu ý: Trong 2 tuần sau cắt amidan nên kiêng rượu, bia, thuốc lá…

Chế độ sinh hoạt như thế nào cho đúng

– Ngày 1: Nằm tại giường, nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, có người chăm sóc (tốt nhất nằm tại phòng săn sóc hậu phẫu của bệnh viện), nói nhỏ.

– Ngày 2- 10: Đi lại, nói chuyện và lao động nhẹ tại nhà hoặc văn phòng. Không nên đi đường xa, đường gồ ghề bằng phương tiện thô sơ và không đi máy bay.

+ Không hò hét, chạy nhảy và hoạt động gắng sức khác dưới trời nắng nóng.

+ Tắm rửa với nước ấm. Súc miệng, chải răng sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng và nước mát. Không cố khạc khi vướng họng để tránh bong giả mạc (một lớp màng màu trắng như bông phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, không phải là mủ).

+ Uống thuốc theo toa. Tái khám đúng hẹn. Sau 14 ngày: vết mổ lành.

Chăm sóc bệnh nhân cắt Amidan cần phải cẩn thận trong từng bước, Nếu không cẩn thận có thể khiến bệnh nhân bị mất tiếng, khản giọng hoặc thậm chí bị viêm nhiễm vết cắt rất nguy hiểm.