Categories
Thông tin tuyển sinh

Thí sinh nên cân nhắc kỹ lưỡng khi xét tuyển tổ hợp lạ

Là “cha đẻ” của kỳ thi 3 chung, GS Bành Tiến Long – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – cho biết việc một số trường tuyển sinh những tổ hợp không phù hợp, học sinh cũng sẽ phải có trách nhiệm.

Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ.Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ.

Trước hiện tượng một số trường xét tuyển tổ hợp Văn, Sử, Giáo dục công dân vào đào tạo khối ngành kỹ, khối ngành kinh tế như Kế toán, Tài chính ngân hàng tuyển khối C, ngành Kiến trúc, Thiết kế nội thất không có môn vẽ… GS Bành Tiến Long – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – nói: Tuyển sinh đại học năm 2018 có nhiều điểm mới.

Trong đó có việc giảm điểm ưu tiên khu vực, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm; các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu (điểm sàn); công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm, các trường được tuyển sinh nhiều đợt trong năm, có nhiều ngành mới, nhiều tổ hợp xét tuyển mới.

Tuy nhiên một số trường xét tuyển tổ hợp Văn, Sử, Giáo dục công dân vào đào tạo khối ngành kỹ thuật như Công nghệ Kỹ thuật ôtô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin. Tổ hợp Văn, Sử, Địa vào khối ngành kinh tế như Kế toán, Tài chính ngân hàng. Ngành Kiến trúc, Thiết kế nội thất không có môn vẽ… Đây là cách tuyển sinh không truyền thống và còn nhiều vấn đề cần phải cân nhắc.

Nhưng đó là quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường theo Luật Giáo dục quy định. Những tổ hợp như trên khi tuyển sinh có thể giúp cho một số trường ĐH tuyển thêm một ít chỉ tiêu, giúp cho một số thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào ĐH hơn.

Nhưng khi vào học thì rất vất vả, thậm chí không theo học được vì các môn cốt lõi là năng lực chính của thí sinh lại không phù hợp với các môn học trong chương trình đào tạo của các ngành nghề đã nêu, làm cho các em khi học cũng khó đạt kết quả theo yêu cầu, sau khi đã tốt nghiệp cũng khó đạt chuẩn đầu ra và khó tìm kiếm việc làm. Điều này không thật sự hữu ích cho sinh viên. Trong khi đó, tại các trường cao đẳng, điển hình như trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn, hình thức xét tuyển học bạ được áp dụng với tất cả các ngành trong đó có cao đẳng Dược, cao đẳng Điều dưỡng,…

Nếu trong tuyển sinh Trường nào có một số tổ hợp quá xa ngành nghề đào tạo, ví dụ tổ hợp Văn, Sử, Giáo dục công dân vào đào tạo khối ngành kỹ thuật như Công nghệ Kỹ thuật ôtô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật xây dựng v.v. thì Nhà trường cần xét thêm kết quả các môn học khác trong học bạ như các môn: Toán, Lý, Hóa, Tin học, Ngoại ngữ. Tương tự như vậy các tổ hợp khác.

Hiện nay, giáo dục Đại học của Việt Nam hướng tới tự chủ. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tự chủ không có nghĩa các trường thích làm gì thì làm. Vì việc tuyển sinh những tổ hợp không phù hợp sẽ dẫn đến chuyện sinh viên vào trường không học được. Ông nghĩ sao?

– Tự chủ là thuộc tính của các trường ĐH. Quản lý nhà nước về giáo dục ban hành các văn bản pháp quy. Trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục, các Luật chuyên ngành khác và các Thông tư, Quy chế của Bộ thì các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước xã hội về toàn bộ các hoạt động của mình.

Việc một số trường tuyển sinh những tổ hợp không phù hợp thì học sinh cũng sẽ phải có trách nhiệm tự cân nhắc năng lực phù hợp của mình để quyết định có nên tham gia xét tuyển hay không. Đặc biệt là cân nhắc đến hậu quả và những tốn kém cho gia đình và bản thân.

Các trường cũng cần bàn bạc kỹ trước khi công bố các tổ hợp trong việc xét tuyển. Công nghiệp 4.0 hướng tới nền giáo dục 4.0 là cá thể hóa vai trò và các quyết định.

Thí sinh dự thi THPT quốc giaThí sinh dự thi THPT quốc gia

Các trường ĐH với đầy đủ tổ chức từ Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các Hội đồng tư vấn khác v.v…và lại được kiểm định chất lượng giáo dục, bị giám sát bởi các điều kiện và tiêu chí đảm bảo chất lượng thì phải tự chủ trong mọi hoạt động trong đó có tuyển sinh. Các trường cũng phải chịu trách nhiệm nếu gây hậu quả cho xã hội và cho người học.

– Theo ông, có cần thiết phải quy định xét tuyển cụ thể những tổ hợp với ngành nghề đào tạo không? Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong vấn đề này như thế nào?

– Tôi nghĩ không cần quy định xét tuyển cụ thể những tổ hợp với ngành nghề đào tạo nhưng cần có những cuộc Hội thảo để phân tích và có những khuyến nghị cụ thể. Trước đây chúng ta đã có quy định này vài chục năm. Các trường phải chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh và đào tạo khi tuyển những tổ hợp quá khác biệt.

Giáo dục ĐH ngày càng thay đổi, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm và tự tạo việc làm của sinh viên tốt nghiệp, yêu cầu hội nhập quốc tế của giáo dục, quyền tự chủ của các trường thì quản lý nhà nước cũng phải được đổi mới.

Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong vấn đề này là ban hành các Quy chế đào tạo, tuyển sinh, các chính sách về đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, chiến lược phát triển… Đồng thời Bộ làm nhiệm vụ thống kê, đánh giá hoạt động của các trường để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp và kịp thời trong đó có chính sách về tuyển sinh.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Categories
Thông tin tuyển sinh Tin tức

Hà Nội: Một học sinh kí thay cả lớp khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi

“Có những nhà trường không tổ chức kiểm tra rà soát hồ sơ của học sinh từ đó dẫn đến một số trường hi hữu khi chúng tôi đi kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi thì danh sách kiểm dò có hiện tượng 1 học sinh ký cho cả lớp, cùng nét chữ cùng loại mực…”

Một học sinh kí cho cả lớp

Ngày 30/3, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 cùng hướng dẫn ôn tập, nhằm hạn chế những sai sót cho quá trình tuyển sinh ĐH, CĐ 2018.

“Có những nhà trường không tổ chức kiểm tra rà soát hồ sơ của học sinh từ đó dẫn đến một số trường hi hữu khi chúng tôi đi kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi thì danh sách kiểm dò có hiện tượng 1 học sinh ký cho cả lớp, cùng nét chữ cùng loại mực. Và rồi Sở đã phải gửi trả về với hàng nghìn hồ sơ do lỗi sai như dữ liệu không đúng, thông tin cá nhân sai, khu vực ưu tiên không đúng,…”.

Các trường cần nắm rõ quy chế thi THPT quốc gia.

Các trường cần nắm rõ quy chế thi THPT quốc gia.

Thông tin này do đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra tại hội nghị, về hàng loạt lỗi sai trong công tác nhập dữ liệu từ phía các trường, các phòng giáo dục ở đợt tuyển sinh năm 2017. Qua đó, Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền nhằm hạn chế tái diễn ở năm nay.

“Có phòng GD&ĐT đưa ảnh chụp ngồi trên bờ hồ của học sinh để vào làm thẻ dự thi cho học sinh. Thậm chí họ đưa ảnh chụp cắt dán tạm bợ ở đâu đó tiện thể để làm ảnh dự thi cho học sinh”, đại diện Sở GD&ĐT phản ánh. Do đó, Sở GD&ĐT cũng đề nghị quy định kiểu ảnh, kích thức và độ phân giải theo quy chuẩn chung.

Theo Phó trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội), từ ngày 21 đến 24/4, các điểm đăng ký dự thi THPT quốc gia của Hà Nội sẽ tổ chức cho 100% thí sinh tự kiểm tra qua internet các thông tin đăng ký dự thi như: Nội dung đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp; ảnh của thí sinh gắn với hồ sơ…

Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị tất cả các hiệu trưởng nắm rõ quy chế thi THPT quốc gia, hiểu những điểm mới để triển khai công việc và hướng dẫn thí sinh được tốt nhất.

Các đơn vị, cần quán triệt và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tới các em thí sinh khi làm hồ sơ đăng kí dự thi.

Các đơn vị cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tới các em thí sinh khi làm hồ sơ đăng kí dự thi.

Chia sẻ với nhóm phóng viên trường cao đẳng Y Dược TPHCM, cô Đỗ Thu Loan, cán bộ phụ trách tuyển sinh ngành cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết: ” Nếu các trường chú ý hướng dẫn học sinh trong việc hoàn thiện hồ sơ theo quy chuẩn thì sẽ dễ dàng cho học sinh hơn rất nhiều, tránh việc làm đi làm lại hồ sơ rất mất thời gian và công sức”.

Không dạy/học thêm sai quy định cho HS lớp 12

Ông Phạm Quốc Toản – Phó Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các đơn vị, cần quán triệt và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tới các em thí sinh khi làm hồ sơ đăng kí dự thi.

“Dù hình thức thi năm nay vẫn cơ bản giữ ổn định như năm 2017, nhưng chúng ta vẫn phải chú ý hướng dẫn các em học sinh điền đúng, đủ thông tin trong hồ sơ ĐKDT nhằm tránh các sai sót không đáng có. Đơn cử như việc viết hoa chữ ‘N – H’ cũng dễ gây nhầm lẫn. Từ đó mã trường, tên trường ĐH cũng có thể sẽ khác, Học viện Nông nghiệp có thể nhầm lẫn thành Học viện Ngân hàng”, ông Toản lưu ý.

Ngoài ra, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường cần tuyên truyền tới các em đăng kí mua hồ sơ ĐKDT theo đúng biểu mẫu mà Bộ GD&ĐT quy định. Tránh trường hợp mua các hồ sơ biểu mẫu trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến ghi sai thông tin cá nhân, giới tính và tên mã trường, cụm thi của thí sinh.

Công tác ôn luyện, dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT quốc gia 2018 các trường cần thực hiện nghiêm túc, đúng tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP về cấm dạy thêm học thêm.

“Nếu dạy cần phải dựa trên tinh thần tự nguyện và đồng ý của phụ huynh học sinh, tuyệt đối không được cắt xén chương trình chính khóa”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh.

Categories
Thông tin tuyển sinh

Thi THPT quốc gia: Xu hướng chọn bài thi khoa học tự nhiên

Theo khảo sát bước đầu của các trường THPT, hầu hết học sinh vẫn chọn bài thi khoa học tự nhiên, số học sinh chọn khoa học xã hội rất ít. Nhiều trường thẳng thắn khuyên học sinh không nên chọn tổ hợp lạ.

Bài thi khoa học tự nhiên áp đảo

Thầy Nguyễn Hùng Khương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), thông tin nhà trường tư vấn kỹ cho HS, nhắc nhở những thông tin các em cần lưu ý để tránh những sơ suất, dù là nhỏ nhất. Đến ngày 9-4, trường mới bắt đầu thu nhận hồ sơ chính thức. Thầy Khương cũng thông tin, qua khảo sát ban đầu, trường có 600 HS lớp 12 thì chỉ có 86 HS, tương đương 2 lớp chọn bài thi khoa học xã hội, còn lại 13 lớp chọn bài thi khoa học tự nhiên. “Tỉ lệ này còn cao hơn năm học trước, năm trước chỉ có khoảng 1 lớp là các em chọn bài thi khoa học xã hội” – thầy Khương nói.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) đang ôn chuẩn bị thi THPT quốc gia 2018Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân đang ôn chuẩn bị thi THPT quốc gia 2018.

Cho đến thời điểm này, hầu hết các trường THPT tại TP HCM không nóng vội trong việc thu nhận hồ sơ của HS, mà vẫn dành thời gian tư vấn cho các em. Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), trường vẫn tổ chức tư vấn cho HS thêm một lần nữa vào ngày 3-4. Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, thời gian đang còn dài nên việc cần nhất lúc này là cung cấp những thông tin để các em cân nhắc kỹ với lựa chọn của mình. “Chỉ có 72/345 HS của trường chọn bài thi khoa học xã hội. Điều đáng mừng là số liệu này không thay đổi so với lần khảo sát đầu năm. Nghĩa là các em đã xác định đúng nguyện vọng của mình ngay từ đầu, không lung lay, hay thay đổi quyết định gì” – thầy Phú thông tin.

Trước đó, Trường THPT Nguyễn Du cũng tiến hành tư vấn mùa thi cho phụ huynh khối 12. Theo thầy Phú, chính phụ huynh cũng cần được hướng dẫn về cách làm hồ sơ, cách chọn bài dự thi, dinh dưỡng mùa thi, những trục trặc có thể gặp phải hay điều kiện tuyển thẳng của các trường… để đồng hành, hỗ trợ con trong kỳ thi này.

Tránh xa tổ hợp “lạ”

Nhiều trường THPT trong quá trình tư vấn cho HS đã thẳng thắn khuyên HS tránh xa tổ hợp “lạ” để tránh những rủi ro sau này có thể gặp phải. Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, các tổ hợp xét tuyển lạ đều xuất phát từ các trường ĐH khối tư thục, thậm chí không mấy tên tuổi. “Nếu các em lao vào chọn mà chưa có những thông tin cần thiết như chương trình đào tạo, học phí, nhất là các ngành học cũng lạ, kéo theo ra trường cơ hội việc làm thế nào cũng còn rất mông lung, dễ tiền mất tật mang. Vì vậy, trường khuyên thẳng HS và phụ huynh không nên chọn” – thầy Phú nói.

Trong khi đó, tại Trường THPT Marie Curie, theo thầy Trần Hữu Hòa, Phó Hiệu trưởng nhà trường, trong lần khảo sát gần nhất thì không có em nào chọn tổ hợp “lạ” như một trong đề án tuyển sinh của một số trường vừa công bố nhưng kết quả này chưa phải cuối cùng vì các em chưa nộp hồ sơ chính thức. Năm học này, trường có 1.051 HS lớp 12, trong số này có 60% các em chọn bài thi tự nhiên, 40% chọn xã hội. “Năm nay, do không có thay đổi nhiều, đồng thời chuẩn bị tâm lý kỹ nên HS không có lấn cấn trong quá trình chọn môn thi, bài thi. Lúc này, nhà trường vừa tổ chức thi học kỳ vừa tăng tốc ôn tập cho các em” – thầy Hòa nói.

TP HCM không tổ chức thi thử

TPHCM không tổ chức thi thử cho học sinhTPHCM không tổ chức thi thử cho học sinh

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết năm học này Sở GD-ĐT TP sẽ không tổ chức thi thử kỳ thi THPT quốc gia, các trường căn cứ trên đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn của sở để ra các đề kiểm tra phù hợp để HS làm quen với đề thi. Tuy nhiên, các cụm trường THPT và trung tâm giáo dục sẽ tổ chức những kỳ kiểm tra mang tính tập dợt cho học sinh lớp 12.

“Các trường có thể tổ chức những kỳ thi giúp giáo viên, học sinh quen với hình thức thi THPT quốc gia, giúp tránh sai sót khi bước vào kỳ thi chính thức”, ông Đạt cho biết.

Trước đó, Sở dự kiến tổ chức kỳ thi thử THPT cho học sinh khối 12 vào tháng 5, sau khi kết thúc năm học nhưng nay giao về cho các cụm chuyên môn THPT và cụm chuyên môn giáo dục thường xuyên. Công việc này không bắt buộc nên tùy điều kiện cụ thể, các cụm chuyên môn và các trường tự thực hiện.

Sở cũng lưu ý, việc ôn tập cho học sinh lớp 12 theo năng lực của từng em, không ép buộc hoặc gây căng thẳng quá sức cho người học.

Năm 2017, TP HCM có khoảng 80 nghìn thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại hơn 120 điểm thi với gần 10 nghìn cán bộ coi thi.

Chia sẻ với nhóm phóng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, cô Trần Kiên Giang, phụ trách tuyển sinh cao đẳng Dược TPHCM cho biết: “Việc phần lớn thí sinh chọn bài thi khoa học tư nhiên chứng tỏ mức độ kiến thức các môn khoa học tự nhiên của các em vững chắc và các em không lung lay trong việc lựa chọn nguyện vọng của mình.”