Categories
Tin tức

Những thực phẩm chế biến sẵn ảnh hưởng sức khỏe

 Xã hội ngày càng phát triển vì thế xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn ngày càng gia tăng. Thế nhưng nếu không biết rõ nguồn gốc cũng như những nguyên liệu của thực phẩm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình.

Thực phẩm chế biến sẵn rất đa dạng trên thị trường

Theo chuyên khoa dinh dưỡng Thu Lan – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết : Thường các sản phẩm chế biến sẵn trên thị trường có nguồn gốc từ các chuỗi công ty thực phẩm trong nước và ngoài nước (các thực phẩm đóng hộp, bao gói với hạn sử dụng dài, hoặc từ các chuỗi cửa hàng bán sẵn- fast food-thực phẩm ăn ngay) và từ các nguồn sản xuất cá nhân riêng lẻ với các món ăn phổ biến và truyền thống (bánh chưng, giò, chả, ruốc, bánh mỳ, dưa chua…) với hạn sử dụng tương đối ngắn.

Lượng muối cao trong thực phẩm truyền thống có thể gây bệnh mạn tính.

Thực phẩm được bảo quản theo cách tự nhiên hoặc dùng các hoá chất bảo quản cho thực phẩm (phụ gia thực phẩm) nhằm kéo dài hạn sử dụng, duy trì hình thức, độ tươi ngon và đặc tính tự nhiên của thực phẩm.

Đôi khi chất phụ gia cũng được sử dụng để có được một tính chất mong muốn nào đó, như cho sản phẩm được dai, giòn, có màu sắc hay mùi vị thích hợp.

Những nguy cơ thường trực

Ngộ độc thực phẩm: Với các món ăn truyền thống, các phương thức chế biến cũng như bảo quản thường sử dụng các cách từ lâu đời, tương đối phổ biến và dễ sử dụng.

Gần đây, việc chế biến các thực phẩm truyền thống ngoài mục đích dùng trong gia đình còn kinh doanh (bán). Bởi vậy hình thức và hạn sử dụng của các thực phẩm này càng ngày càng được coi trọng hơn giá trị dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Như vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ngoài mối nguy từ những vi sinh vật có hại, còn có mối nguy về việc chưa kiểm soát chặt chẽ về loại cũng như hàm lượng các chất được đưa vào trong quá trình chế biến nhằm giữ cho thực phẩm được sử dụng lâu, có vẻ ngoài tươi ngon và giúp tiêu thụ dễ dàng trên thị trường.

Mắc bệnh mạn tính không lây nhiễm: Đối với các thực phẩm phổ biến như dưa chua, cà muối, kiệu muối, mứt… phương thức bảo quản theo cách tự nhiên thường được dùng là muối, đường, rượu, giấm…

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nitrite có thể gây bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, một số thực phẩm còn bảo quản bằng cách hun khói như thịt hun khói…

Tuy nhiên hàm lượng muối cao trong thực phẩm chế biến sẵn hay việc tiêu thụ lượng muối cao trong chế độ ăn được coi là làm tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, tăng huyết áp… đang là gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.

Gây ra bệnh nguy hiểm: Nitrite được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thịt nhờ khả năng dậy màu, mùi cho sản phẩm.

Sử dụng với mức độ cho phép, nitrite có thể ức chế sự tạo thành độc tố của clostridium botulium có thể có trong thịt xông khói, thịt quay. Tuy nhiên, ở hàm lượng cao, đây lại là chất độc cho cơ thể người.

Loại chất này dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamines với hàm lượng cao, cơ thể không kịp đào thải, hợp chất này tích tụ trong gan có thể gây hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan, dạ dày.

Gây bệnh loãng xương: Một chất phụ gia thực phẩm thường được sử dụng trong chế biến giò chả, xúc xích là polyphosphate, có khả năng giúp tăng nhũ hoá, tạo gel kết dính, tạo độ giòn dai.

Việc lạm dụng sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, dẫn đến bệnh loãng xương, nhất là đối với người lớn tuổi.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đưa ra các phụ gia thay thế khác có tính an toàn cao hơn được sử dụng dễ dàng trong quá trình chế biến.

Categories
Tin tức

Dùng thuốc gì khi bị rối loạn tiêu hóa ngày Tết?

Sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người trong dịp Tết đều bị đảo lộn. Việc ăn uống thất thường kèm theo các loại thức ăn khác lạ khiến nhiều người bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, rối loạn tiêu hóa là điều khó tránh khỏi, trong trường hợp này có thể dùng thuốc gì để khắc phục?

Triệu chứng thường gặp

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng do sự co thắt bất thường của các cơ vòng ở hệ tiêu hóa gây nên triệu chứng đau bụng, đầy hơi và thay đổi đại tiện sức khỏe.

Đau bụng: Cơn đau bụng thay đổi tùy theo từng trường hợp như có cơn đau nhẹ, lâm râm, có khi lại quặn bụng từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xót bụng, rát bụng hoặc đau nhiều như dao cắt… Cơn đau xảy ra liên tục, đau nhẹ suốt ngày, đau co thắt, đau nhức từng cơn.

cách chữa rối loạn tiêu hóa

Đầy hơi: Là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa; bụng có thể căng to ra như cái trống kèm theo biểu hiện ợ hơi hay trung tiện liên tục.

Thay đổi đại tiện: Thường tiến triển chậm nhưng càng về sau càng trở nên nặng, sự thay đổi thói quen vệ sinh hàng ngày có biểu hiện rõ như đi đại tiện thất thường. Người rối loạn tiêu hóa cảm thấy đau bụng từng cơn, có lúc táo bón, có khi tiêu chảy…Neopeptine: Đây là men tiêu hoá chứa các enzym giúp tiêu hóa thức ăn, dùng trong trường hợp đầy hơi, trướng bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hoá… do ăn uống quá nhiều khiến cho men tiêu hoá của cơ thể không tiết ra đủ để tiêu hoá thức ăn cần bổ sung men tiêu hoá từ bên ngoài vào.

Men tiêu hoá có tác dụng làm tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, chống đầy hơi, tăng khả năng hấp thụ thức ăn qua màng ruột. Nên dùng thuốc sau bữa ăn. Không được lạm dụng, vì dùng dài ngày sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hoá được cung cấp nhiều từ bên ngoài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hoá nội sinh có trong cơ thể. Thông thường nên dùng trong khoảng 7-10 ngày…

Bisacodyl: Dùng trong trường hợp rối loạn tiêu hoá gây táo bón. Thuốc làm tăng nhu động do tác dụng trực tiếp lên cơ trơn ruột bởi kích thích đám rối thần kinh trong thành ruột; thuốc cũng làm tăng tích lũy ion và dịch thể trong đại tràng… làm cho việc đi ngoài dễ dàng hơn.  Lưu ý không được sử dụng thuốc trong trường hợp nghi tắc ruột, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau bụng cấp tính, viêm đại tràng cấp tính hoặc bị trĩ ngoại và mất nước nghiêm trọng. Viên bao bisacodyl được sản xuất để chỉ phân rã ở ruột, do đó không được nhai thuốc trước khi uống; các thuốc kháng acid và sữa cũng phải uống cách xa một giờ. Dùng thuốc dài ngày có thể dẫn đến đại tràng mất trương lực, không hoạt động và chứng giảm kali máu. Vì vậy cần tránh dùng các thuốc nhuận tràng kéo dài quá 1 tuần, trừ khi có hướng dẫn của thầy thuốc.

Dùng thuốc gì khi bị rối loạn tiêu hóa ngày Tết?

Theo giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thuốc Maalox được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy bụng kèm theo ợ chua do thừa axit dịch vị. Thuốc có tác dụng kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày – tá tràng, điều trị chứng đầy bụng, chậm tiêu. Không dùng thuốc cho người suy thận nặng.

Domperidon: Dùng thuốc khi sự co bóp dạ dày kém, dẫn đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm gây buồn nôn, nôn. Không dùng thuốc cho người có tiền sử chảy máu dạ dày, nghẽn ruột, phụ nữ có thai.

Loperamide: Được chỉ định dùng điều trị rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy cấp tính không do nhiễm khuẩn sau khi bù nước và điện giải bằng oresol. Thuốc làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hoá và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Không dùng loperamide cho trẻ em dưới 12 tuổi và người già.

Categories
Tin tức

Cách phòng tránh đường huyết tăng cao trong dịp Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về nhiều xáo trộn về chế độ sinh hoạt hàng ngày nhất là trong ăn uống. Khiến nhiều người bị tiểu đường có thể bị đường huyết tăng cao. Dưới đây là những sai lầm cần sửa.

Ăn nhiều miến

Nhiều người tiểu đường sẽ không biết tránh các thức ăn chứa nhiều đường. Họ hiểu sai lệch khiến cho đường huyết tăng cao. Thay vì ăn bánh chưng nhiều họ sẽ ăn nhiều miến. Bởi miến là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày tết. Do đó, nếu ăn quá nhiều miến vào dịp Tết, không chỉ khiến chỉ số đường huyết sau ăn của người tiểu đường tăng cao mà còn tăng nguy cơ nhập viện sau Tết. Các chuyên gia Bộ y tế cho biết, thông thường, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường nhập viện sau Tết thường cao hơn gấp 1,5 lần so với ngày thường.

Ăn nhiều bánh kẹo, trái cây khô, nước hoa quả

Tết đến nhà nào cũng có nhiều bánh kẹo, hoa quả sấy, mứt … để tiếp đãi khách đến chơi nhà. Đây được coi là một trong những nét đẹp từ xa xưa.

Cách phòng tránh đường huyết tăng cao trong dịp Tết

Nhiều người tiểu đường quan niệm ăn 1 chút bánh, kẹo hay uống 1 ly nước hoa quả cũng không sao. Vì vậy họ mặc nhiên sử dụng mà không biết một loại bánh kẹo có chỉ số đường huyết rất cao. Còn nước hoa quả do đã loại bỏ hoàn toàn hàng rào chất xơ nên tốc độ hấp thu đường vào máu tăng gấp nhiều lần so với việc ăn nguyên miếng.

Chính những sai lầm này cho đường huyết của người tiểu đường tăng lên với tốc độ không phanh và khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đột quỵ.

Sử dụng đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn

Vào dịp Tết, bên cạnh bánh kẹo, rượu, bia và các loại nước ngọt có ga là đồ uống được nhiều nhà chuẩn bị để thiết đãi bạn bè, người thân. Các loại đồ uống này đều có chỉ số đường huyết rất cao, người tiểu đường nên hạn chế dùng. Tuy nhiên vì nể, vì ngại và vì sự nhiệt tình của người thân, bạn bè mà rất ít người tiểu đường có thể từ chối sử dụng những loại đồ uống này vào Tết, đặc biệt là nam giới.Uống nhiều rượu bia vào ngày Tết không chỉ làm cho đường máu của người tiểu đường tăng vọt mà còn làm cho huyết áp tăng cao đột ngột, khiến họ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm, thậm chí đột quỵ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Đảm bảo sức khỏe ngày Tết

Lười luyện tập

Vào dịp Tết, do bận rộn với việc đón tiếp khách, chuẩn bị cơm Tết, chúc Tết họ hàng mà rất nhiều người tiểu đường không thể sắp xếp thời gian tập thể dục. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho đường huyết của họ tăng cao.Mẹo giúp người tiểu đường ăn Tết không lo tăng đường huyết

Theo các chuyên gia y tế trường cao đẳng y dược Sài Gòn : Với những xáo trộn trong sinh hoạt và vận động ngày Tết, người tiểu đường rất khó khăn trong việc áp dụng 1 chế độ dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc hợp lý. Tuy nhiên, nếu biết cách, chúng ta vẫn có thể kiểm soát đường huyết.

Về ăn uống: trước mỗi bữa ăn, người tiểu đường nên ăn rau trước khi ăn các món chứa tinh bột như cơm, bánh chưng… để tạo thành hàng rào chất xơ cản trở hấp thụ đường vào ruột. Nên hạn chế đồ uống có ga, đồ uống có cồn.