Categories
Tin tức

Dấu hiệu và cách phòng ngừa ung thư da vào mùa hè

Mùa hè, ánh nắng mặt trời gay gắt và chỉ số tia cực tím cao khiến cơ thể có nguy cơ mắc phải ung thư da nếu không có cách phòng ngừa thích hợp.

Nguy cơ ung thư da cao hơn vào mùa hèNguy cơ ung thư da cao hơn vào mùa hè

Để phòng tránh ung thư da, mời các bạn tham khảo một số thông tin dưới đây.

Tia UV – “thủ phạm” gây ung thư da

Tia UV (tia cực tím) thường xuất hiện khi có nắng mặt trời, có thể xuyên qua mây mù, không khí với cường độ thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, theo mùa hay theo khu vực. Da thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV và không được che chắn cẩn thận có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chỉ số UV ở mức 3-5 có nguy cơ gây hại ở mức trung bình, khi ra ngoài da cần phải che chắn bảo vệ; mức 6-7 có thể gây cháy nắng trong 30 phút; mức 8-10 có thể gây cháy nắng trong khoảng 20 phút, mức từ 11 trở lên có thể làm da cháy nắng trong vòng 10 phút.

Ngoài tia UV, nguyên nhân gây ung thư da còn có thể là do di truyền, do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc tia bức xạ…

Ung thư da giai đoạn đầu có thể chữa khỏi

Bác sĩ Lê Văn Bảo, giảng viên cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, bệnh ung thư da có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người lớn tuổi. Nam có tỷ lệ mắc ung thư nhiều hơn nữ bởi ít có thói quen bảo vệ da cẩn thận. Bệnh hay xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nắng mặt trời như da đầu, mặt, tai, môi, ngực, cánh tay, bàn tay, cẳng chân.

Theo đó, nông dân, công nhân xây dựng, thủy thủ… là đối tượng dễ mắc ung thư da nhất vì công việc của họ đòi hỏi phải thường xuyên làm việc ở ngoài trời. Ngoài ra, những vùng kín như lòng bàn tay, vùng cơ quan sinh dục hoặc các kẽ ngón chân, nếp gấp cũng có thể xuất hiện ung thư da… Do đó bạn cần để ý kỹ nhằm phát hiện sớm dấu hiệu bất thường trên da.

Cũng theo bác sĩ, ung thư da là bệnh có tiên lượng khá tốt dù là bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi có thể lên tới gần 100%. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này khoảng 20-40%.

Để phát hiện sớm ung thư da, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra da và chú ý tới các dấu hiệu bất thường, đồng thời thăm khám tầm soát ung thư định kỳ. Bạn cũng cần chủ động đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: vết loét lâu liền và chảy máu; vùng da bất thường biến đổi dày sừng, nổi cụ hoặc đỏ, ngứa; loét hoặc nổi cục ở sẹo cũ; xuất hiện các mảng đỏ mạn tính có loét nông; nốt ruồi bẩm sinh phát triển nhanh, chuyển màu, gồ ghề, có vảy hoặc đường kính bất thường; xuất hiện khối u lạ dưới da phát triển nhanh; có thể sờ thấy hạch.

Cách ngừa ung thư da hiệu quả

Tự bảo vệ da trước tia UV độc hạiTự bảo vệ da trước tia UV độc hại

Để phòng ngừa ung thư da, cách tốt nhất là tự bảo vệ làn da trước tia UV. Theo đó các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ra ngoài nắng trong giờ cao điểm 10h-16h vì đây là thời điểm tia cực tím mạnh nhất.

Khi ra ngoài trời nắng, bạn cần sử dụng mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng, sử dụng khẩu trang vải sáng màu, bôi kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên, cần thoa kem cả những vùng ít tiếp xúc với nắng như tai, cổ.

Những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất hoặc thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo, găng tay, khẩu trang… phù hợp. Ngoài ra, bạn cần tạo nên các thói quen tốt nhằm tăng cường sự đàn hồi và khỏe mạnh cho da như: làm sạch da hàng ngày, tăng cường tập thể dục thể thao, uống nhiều nước; tránh ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Khi da xuất hiện bất cứ vấn đề gì như vết loét, viêm, nốt ruồi hay có dấu hiệu bất thường, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Categories
Tin tức

Đắp lòng trắng trứng gà vào vết tiêm dễ gây nhiễm khuẩn huyết

Trước thực tế nhiều phụ huynh sau khi cho trẻ đi tiêm về, thấy con sốt, vết tiêm tấy đỏ liền vội đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà… vào vị trí vết tiêm. Điều này là sai lầm vì với viết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏiHầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi

Đa số các phản ứng sau tiêm nhẹ và tự khỏi

Theo TS Trần Đức Hùng, giảng viên cao đẳng Dược TPHCM, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi. Tai biến nặng là rất hiếm.

Chẳng hạn, phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào thường là phản ứng tại chỗ (sưng, đỏ, đau): lên tới 50%. Sốt (>38ºC): lên tới 50%. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc: lên tới 60%

Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…

“Phản ứng sau tiêm chủng ảnh hưởng đến niềm tin và sự hưởng ứng của cộng đồng, các bậc cha mẹ; đồng thời ảnh hưởng cả đến các cán bộ làm tiêm chủng mở rộng… Tuy nhiên nếu cha mẹ lơ là, “quay lưng” với việc tiêm vắc xin cho trẻ thì sẽ làm giảm tỷ lệ tiêm vắc xin, làm giảm miễn dịch cộng đồng, bệnh dịch có nguy cơ quay trở lại.

Tôi lấy ví dụ, ở Nhật, tác động của phản ứng sau tiêm chủng vắc xin DPT tới mắc ho gà ở Nhật. Sau khi có 2 trường hợp chết sau tiêm vắc xin DPT, tạm dừng tiêm chủng. Sau đó đã có 41 trường hợp tử vong do bệnh ho gà bùng phát ở đất nước này”- PGS. Điển cho hay.

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh nguy hiểm.

Những điều bà mẹ cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng

Trước tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ cần: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ/phiếu tiêm chủng. Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ

Thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.

Cán bộ y tế: Khám sàng lọc. Khai thác tiền sử bệnh tật/sử dụng thuốc/ tiền sử di ứng. Tiền sử tiêm chủng/phản ứng sau tiêm chủng

Trong tiêm chủng

Cán bộ y tế: Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ. Theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ: Cùng cán bộ y tế theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Thông báo cho cán bộ y tế nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, tại vết tiêm quầng đỏ lan rộng, nổi ban …

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Sau khi tiêm chủng

Bà mẹ, gia đình trẻ: Tiếp tục theo dõi tại nhà trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…).

Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

Sốt cao >39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ. Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, …

Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú

Co giật. Phát ban. Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý với các bà mẹ sử dụng thuốc tại nhà: Không tự ý dùng thuốc. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cần tìm đến tự tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý tại nhà.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Categories
Thông tin tuyển sinh

Thí sinh nên cân nhắc kỹ lưỡng khi xét tuyển tổ hợp lạ

Là “cha đẻ” của kỳ thi 3 chung, GS Bành Tiến Long – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – cho biết việc một số trường tuyển sinh những tổ hợp không phù hợp, học sinh cũng sẽ phải có trách nhiệm.

Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ.Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ.

Trước hiện tượng một số trường xét tuyển tổ hợp Văn, Sử, Giáo dục công dân vào đào tạo khối ngành kỹ, khối ngành kinh tế như Kế toán, Tài chính ngân hàng tuyển khối C, ngành Kiến trúc, Thiết kế nội thất không có môn vẽ… GS Bành Tiến Long – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – nói: Tuyển sinh đại học năm 2018 có nhiều điểm mới.

Trong đó có việc giảm điểm ưu tiên khu vực, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm; các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu (điểm sàn); công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm, các trường được tuyển sinh nhiều đợt trong năm, có nhiều ngành mới, nhiều tổ hợp xét tuyển mới.

Tuy nhiên một số trường xét tuyển tổ hợp Văn, Sử, Giáo dục công dân vào đào tạo khối ngành kỹ thuật như Công nghệ Kỹ thuật ôtô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin. Tổ hợp Văn, Sử, Địa vào khối ngành kinh tế như Kế toán, Tài chính ngân hàng. Ngành Kiến trúc, Thiết kế nội thất không có môn vẽ… Đây là cách tuyển sinh không truyền thống và còn nhiều vấn đề cần phải cân nhắc.

Nhưng đó là quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường theo Luật Giáo dục quy định. Những tổ hợp như trên khi tuyển sinh có thể giúp cho một số trường ĐH tuyển thêm một ít chỉ tiêu, giúp cho một số thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào ĐH hơn.

Nhưng khi vào học thì rất vất vả, thậm chí không theo học được vì các môn cốt lõi là năng lực chính của thí sinh lại không phù hợp với các môn học trong chương trình đào tạo của các ngành nghề đã nêu, làm cho các em khi học cũng khó đạt kết quả theo yêu cầu, sau khi đã tốt nghiệp cũng khó đạt chuẩn đầu ra và khó tìm kiếm việc làm. Điều này không thật sự hữu ích cho sinh viên. Trong khi đó, tại các trường cao đẳng, điển hình như trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn, hình thức xét tuyển học bạ được áp dụng với tất cả các ngành trong đó có cao đẳng Dược, cao đẳng Điều dưỡng,…

Nếu trong tuyển sinh Trường nào có một số tổ hợp quá xa ngành nghề đào tạo, ví dụ tổ hợp Văn, Sử, Giáo dục công dân vào đào tạo khối ngành kỹ thuật như Công nghệ Kỹ thuật ôtô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật xây dựng v.v. thì Nhà trường cần xét thêm kết quả các môn học khác trong học bạ như các môn: Toán, Lý, Hóa, Tin học, Ngoại ngữ. Tương tự như vậy các tổ hợp khác.

Hiện nay, giáo dục Đại học của Việt Nam hướng tới tự chủ. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tự chủ không có nghĩa các trường thích làm gì thì làm. Vì việc tuyển sinh những tổ hợp không phù hợp sẽ dẫn đến chuyện sinh viên vào trường không học được. Ông nghĩ sao?

– Tự chủ là thuộc tính của các trường ĐH. Quản lý nhà nước về giáo dục ban hành các văn bản pháp quy. Trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục, các Luật chuyên ngành khác và các Thông tư, Quy chế của Bộ thì các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước xã hội về toàn bộ các hoạt động của mình.

Việc một số trường tuyển sinh những tổ hợp không phù hợp thì học sinh cũng sẽ phải có trách nhiệm tự cân nhắc năng lực phù hợp của mình để quyết định có nên tham gia xét tuyển hay không. Đặc biệt là cân nhắc đến hậu quả và những tốn kém cho gia đình và bản thân.

Các trường cũng cần bàn bạc kỹ trước khi công bố các tổ hợp trong việc xét tuyển. Công nghiệp 4.0 hướng tới nền giáo dục 4.0 là cá thể hóa vai trò và các quyết định.

Thí sinh dự thi THPT quốc giaThí sinh dự thi THPT quốc gia

Các trường ĐH với đầy đủ tổ chức từ Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các Hội đồng tư vấn khác v.v…và lại được kiểm định chất lượng giáo dục, bị giám sát bởi các điều kiện và tiêu chí đảm bảo chất lượng thì phải tự chủ trong mọi hoạt động trong đó có tuyển sinh. Các trường cũng phải chịu trách nhiệm nếu gây hậu quả cho xã hội và cho người học.

– Theo ông, có cần thiết phải quy định xét tuyển cụ thể những tổ hợp với ngành nghề đào tạo không? Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong vấn đề này như thế nào?

– Tôi nghĩ không cần quy định xét tuyển cụ thể những tổ hợp với ngành nghề đào tạo nhưng cần có những cuộc Hội thảo để phân tích và có những khuyến nghị cụ thể. Trước đây chúng ta đã có quy định này vài chục năm. Các trường phải chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh và đào tạo khi tuyển những tổ hợp quá khác biệt.

Giáo dục ĐH ngày càng thay đổi, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm và tự tạo việc làm của sinh viên tốt nghiệp, yêu cầu hội nhập quốc tế của giáo dục, quyền tự chủ của các trường thì quản lý nhà nước cũng phải được đổi mới.

Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong vấn đề này là ban hành các Quy chế đào tạo, tuyển sinh, các chính sách về đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, chiến lược phát triển… Đồng thời Bộ làm nhiệm vụ thống kê, đánh giá hoạt động của các trường để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp và kịp thời trong đó có chính sách về tuyển sinh.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn