Categories
Tin tức

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Những kiến thức về bệnh giang mai, các dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như các cách phòng tránh bệnh tốt nhất tất cả mọi người đều cần phải biết. Vì khi đó, mọi người sẽ biết cách bảo vệ mình hơn.

Cách quan hệ tình dục an toàn hay tránh việc sử dụng các đồ dùng với người bệnh. Vậy đó, là những dấu hiệu nào, có dễ dàng nhận biết hay không, dưới đây sẽ là lời giải đáp cho thắc mắc đó các bạn nhé. Bệnh giang mai thường có diễn biến phức tạp, vậy nên, không phải ai cũng nắm bắt được những dấu hiệu bệnh giang mai.

Nguyên nhân bị bệnh giang mai

Nguyên nhân bị bệnh giang mai

Bệnh giang mai cũng giống như các bệnh xã hội khác, có thể lây lan rất nhanh qua quan hệ tình dục, chỉ cần quan hệ 1 lần với người bệnh là cũng đã có khả năng bị nhiễm bệnh. Và ngoài tình dục, bệnh còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác như qua đường máu, qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, hay qua những vết thương hở da…Vì vậy, số lượng người bị bệnh ngày càng nhiều.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn quan trọng, bởi các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn này sẽ giúp cho người bệnh phát hiện ra bệnh sớm và xử lý kịp thời để không làm hại đến sức khỏe. Qua đó sẽ ngăn chặn không cho bệnh phát triển nặng hơn. Và sau giai đoạn ủ bệnh từ 10-90 ngày, ở bộ phận sinh dục hay ở hậu môn, có thể sẽ xuất hiện những vết loét trợt nông, màu đỏ, sờ rất rắn, không đau, không ngứa, kèm theo đó là bị nổi hạch ở bẹn.

Dấu hiệu nhận biết giang mai giai đoạn 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 2

Biểu hiện của bệnh giai đoạn này đã rõ ràng hơn nên người bệnh có thể nhận biết dễ dàng hơn, đó là toàn thân bị nổi ban  và tập trung nhiều nhất là ở bàn tay hay ngực. Những nốt ban này thường có màu đỏ, nhưng đôi khi có thể là màu tím, thường không đau nhưng khi chạm vào sẽ thấy đau. Kèm theo đó là xuất hiện những nốt sần xếp lại với nhau thành từng đám với những kích thước khác nhau, có dạng hình tròn hay hình bầu dục, bị nổi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và hai bên mạn sườn.

Những dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn 3

 Đây là giai đoạn rất nguy hiểm  nhưng nó thường chỉ xảy ra khi người bệnh phát hiện ra những dấu hiệu bệnh giang mai mà lại không điều trị. Biểu hiện của bệnh giai đoạn này sẽ là:

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 3

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những khối u sùi ăn sâu vào các lớp da cơ xương. Những khối u sùi này thường được gọi là gôm giang mai. Ban đầu, chúng rất chắc, sau mềm dần và vỡ loét, dẫn đến chảy máu, chảy mủ, sau khi chảy hết mủ, chúng sẽ để lại thành ổ loét, có bề mặt đáy nông và cứng rồi dần lành lại và thành sẹo – Có những tổn thương gồ cao trên bề mặt da, màu đỏ, có đường kính từ 1-2cm, hình tròn hay hình nhẫn, đây thường được gọi là củ giang mai. Những tổn thương này thường mọc ở những vị trí mới trên cơ thể và sẽ gây ra những hoại tử rất lâu lành, khi lành cũng sẽ để lại sẹo.

Đó là những dấu hiệu của bệnh giang mai mà các bác sỹ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cung cấp, hy vọng qua đó, mọi người đã có thể hiểu rõ về bệnh.

Categories
Tin tức

Bệnh giang mai là gì?

Những người quan hệ tình dục không an toàn rất có thể mắc bệnh giang mai. Vậy bệnh giang mai là gì? Biểu hiện cũng như cách phòng tránh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn.

Bệnh giang mai có từ lâu đời và nó là bệnh lây truyền qua đường tình dục mạnh mẽ nhất, từ thời thượng cổ cho đến nay thì xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum vẫn tiếp tục tấn công vào con người. Hiện nay các dấu hiệu bệnh nhân mắc giang mai không ngừng tăng cao.

Người mệt mỏi cũng là dấu hiệu của bệnh giang mai

Những biểu hiện mà người bệnh thường gặp khi mắc bệnh giang mai:

– Giai đoạn thứ nhất:  bắt đầu là một vết trợt ở bộ phận sinh dục, nam giới thường là ở quy đầu, rãnh quy đầu, miệng sáo, hãm, bìu… Còn ở nữ giới vết trợ nông có xuất hiện ở các vị trí như môi lớn, môi bé, âm vật, thành âm đạo, cổ tử cung…. Ngoài cơ quan quan sinh dục thì vết trợt màu đỏ tươi, hình tròn hay bầu dục này còn có ở họng, môi, trán, vú, ngón tay nhất là những hộ sinh đỡ đẻ cho người mẹ bị giang mai. Vết trợt hay còn gọi là săng giang mai không ngứa cũng không đau, nền cứng như bìa. Sau 6-8 tuần vết trợt tự mất.

– Giai đoạn thứ hai: Bệnh sẽ kéo dài được khoảng 2 năm khi đó người bệnh sẽ bị những tổn thương thực thể ở khắp các cơ quan phủ tạng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là thời kỳ rất nguy hiểm bởi khả năng lây lan của người bệnh rất mạnh. Biểu hiện là cơ thể sốt về đêm, đau các khớp với những ban đào kèm vết lở loét xuất hiện toàn thân và thường là tổn thương đối xứng. Có xuất hiện nhiều hạch lan tỏa và tất cả những biểu hiện này cũng tự mất đi mà không cần phải điều trị. Sau một khoảng thời gian điều trị bệnh sẽ bị tái phát lại với mức độ nặng nề.

– Giai đoạn tiềm ẩn: không còn bất cứ biểu hiện gì của bệnh, cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng thực tế bệnh không khỏi, các xoắn khuẩn vẫn tiếp tục xâm nhập sâu hơn và não bộ, cơ quan nội tạng, cơ, xương, khớp….

– Giai đoạn thứ ba: giang mai giai đoạn cuối, bệnh kéo dài hàng chục năm. Đến giai đoạn này người bệnh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và không còn cách nào có thể chữa khỏi được nữa. Giai đoạn này ít có khả năng nhiễm bệnh sang người khác, giang mai thường là có củ, gôm giang mai, giang mai tim mạch, thần kinh, gan. Người bệnh mắc những bệnh nặng như mất trí nhớ, liệt, tim…

Biểu hiện của bệnh

Giang mai thực sự là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, không chỉ lây truyền qua đường tình dục mà giang mai còn có thể lây qua đường máu ngoài ra bệnh còn lây qua đường sinh nở, nhau thai và lây qua tiếp xúc gián tiếp với những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh giang mai.

Với những tiến bộ của y học ngày nay thì đã có những loại thuốc đặc hiệu cũng những phương pháp chữa được bệnh giang mai. Khi phát hiện cơ thể mắc các dấu hiệu của bệnh bạn không nên lo lắng quá bởi như vậy cơ thể sẽ bị suy nhược, bạn cần điều trị sớm nhất có thể. Nếu bạn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu thì đó cũng là thời gian điều trị tốt nhất. Trong giai đoạn này người bệnh mặc dù có sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn virut thế nhưng cũng không thể chữa khỏi được bệnh bởi đã có rất nhiều cơ quan bên trong đã bị phá hủy.

Đó cũng chính là những giải đáp của chúng tôi về Bệnh giang mai? Bạn không nên giấu đi tình trạng bệnh khi có những dấu hiệu trên bạn cần đến ngay cơ sở gần nhất để khám chữa bệnh, chia sẻ của giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn.