Categories
Tin tức

Nhận biết rối loạn tiền đình như thế nào?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp của người Việt Nam, xuất hiện nhiều nhất ở tuổi trung niên, tuy nhiên hiện nay tình trạng bệnh này đang có biểu hiện ở những người trẻ tuổi hơn. Khi bị bệnh cần có phương án điều trị kịp thời.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hội chứng gây mất thăng bằng cho cơ thể, trong đó biểu hiện cụ thể nhất là hiện tượng: Hoa mắt, chóng mặt, ngoài ra có kèm theo ù tai, buồn nôn,..

Hệ thống tiền đình bao gồm các phần của tai trong và não bộ xử lý, kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của mắt. Nếu các bộ phận này bị ảnh hưởng do dị tật, tác động ngoại lực, bị viêm thì rối loạn tiền đình có thể xảy ra. Rối loạn tiền đình cũng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn do di truyền hoặc các điều kiện môi trường tác động thêm vào.

Chóng mặt ở người cao tuổi có thể là hậu quả của các vấn đề liên quan tới hệ thống tiền đình, trung tâm não và các hệ thống thị lực. Rối loạn tiền đình được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chóng mặt ở người già, tỷ lệ chiếm đến 50% tất cả các nguyên nhân khác.

Khi hệ thống miễn dịch bị giám sút, khả năng phòng bệnh của con người đôi khi lại tự tấn công những tế bào tốt vì lầm tưởng đó là tế bào cần loại bỏ.. Hệ thống miễn dịch có thể tấn công toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số hệ thống và đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiền định cho bệnh nhân.

BPPV là một rối loạn tiền đình phổ biến mà người Việt Nam thường xuyên gặp phải gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Hiện tượng này gây chóng mặt và các triệu chứng khác khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi.

Cách phòng ngừa bệnh tiền đình

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình dễ xảy ra những cũng dễ phòng ngừa nếu như bạn có lối sống lành mạnh. Một lối sống khoa học, hợp lý, lành mạnh tốt cho tất cả mọi người và giúp phòng nhiều bệnh tật trong đó có bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, chúng ta cần từ bỏ những thói quen tàn phá sức hại như là hút thuốc, uống bia rượu, thức khuya, ngồi quá lâu một chỗ trước máy tính,… Thay vào đó là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn, ngủ, làm việc và sinh hoạt điều độ, có giờ giấc.

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể mỗi ngày. Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao dễ gây bệnh. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt. Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu bia và nước ngọt.

Rèn luyện thể dục đều đặn là một trong những cách giúp ngăn ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả. Hãy chọn những môn thể thao phù hợp sức khỏe của bạn và luyện tập chúng ít nhất 30 phút mỗi ngày như: đi bộ, đi xe đạp, bơi lội..

Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, sống vui vẻ, bớt căng thẳng giúp cho người bệnh khỏe mạnh hơn, hạn chế những khó chịu do bệnh tiền đình gây ra. Bạn Hoàng Anh, một cựu sinh viên cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ rằng trong quá trình học tập trước đây bạn được giảng viên hướng dẫn rằng người bị rối loạn tiền đình thường có xu hướng cáu gắt vì cơ thẻ lúc nào cũng mệt mỏi. Do đó, chúng ta phải thật lưu ý vấn đề này.