Categories
Tin tức

Học sinh Hà Nội sử dụng điện thoại và facebook phải theo quy tắc

Trong buổi họp báo về ngày hội CNTT ngành GD-ĐT Hà Nội lần thứ IV năm 2018 diễn ra vào sáng nay (ngày 3/4),  ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đưa ra quy định học sinh trên địa bàn Hà Nội sử dụng điện thoại và facebook phải theo quy tắc.

Buổi họp báo về xây dựng quy định khi sử dụng điện thoại cho học sinh

Buổi họp báo về xây dựng quy định khi sử dụng điện thoại cho học sinh

Nội dung buổi họp báo về ngày hội CNTT

Tại buổi họp, ông Phạm Xuân Tiến cho biết, ngành GD-ĐT Hà Nội sẽ tích cực ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, song bên cạnh đó, Sở cũng đang xem xét để xây dựng quy tắc về sử dụng điện thoại với học sinh, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thiết bị này.

Quy định này xuất phát từ việc máy tính bảng, điện thoại thông minh… rất phổ biến với học trò. Không ít trường hợp sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng đến chất lượng giờ học, hoặc đăng tải những điều tác động xấu bạn bè, thầy cô…

Ông Tiến cho biết, có thể cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào đầu, cuối giờ hoặc giờ ra chơi, nhưng trong thời gian học, tuyệt đối cấm các em sử dụng điện thoại để tránh phân tâm khi giáo viên giảng bài.

Cũng có thể ở các lớp sẽ có một chiếc tủ con để giữ điện thoại. Khi đến lớp, học sinh có thể cất điện thoại vào tủ và cuối giờ nhận lại. Quy định cũng sẽ đề ra hình thức kỉ luật nếu học sinh vi phạm.

Về việc học sinh sử dụng facebook, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay Sở sẽ không cấm học sinh sử dụng facebook vì đó là quyền cá nhân của học sinh.

Tuy nhiên, sẽ có một số quy định như các em không được chửi bới bạn bè, nói xấu người khác trên trang cá nhân, không chia sẻ các bài viết không phù hợp thuần phong mỹ tục…

“Các em có thể sử dụng trang thông tin cá nhân để chia sẻ các bài học hay, các kinh nghiệm tốt để phục vụ học tập. Thời gian qua, đã có nhiều vụ việc các em nói xấu nhau trên facebook dẫn đến xô xát, làm ảnh hưởng đến học tập”, ông Tiến cho biết.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Tiến cho biết, dự kiến đây sẽ là các quy định, được đưa vào bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường: “Từ trước đến nay, nhiều trường học trên địa bàn đã có các quy định riêng rẽ liên quan đến giáo viên và học sinh sử dụng điện thoại và facebook. Do đó, Sở sẽ có các quy định thống nhất trên địa bàn”.

Tác hại của việc làm dụng điện thoại, facebook

Tác hại của việc lạm dụng điện thoại

Tác hại của việc lạm dụng điện thoại

Không thể phủ nhận được sự phủ sóng của điện thoại cũng như mạng xã hội facebook. Với sự phát triển của xã hội như ngày nay thì việc cấm học sinh sử dụng điện thoại hay mạng xã hội khi đi học là điều không thể. Nhưng cần phải có những quy định cụ thể bởi nếu quá lạm dụng điện thoại và mạng xã hội sẽ gây ra những tác hại khó lường.

Khi nói về tác hại của việc lạm dụng điện thoại, thầy Nguyễn Mạnh – giảng viên khoa cao đẳng Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ: điện thoại tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất chúng có nguy cơ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng ta như:

Sử dụng điện thoại thường xuyên có khả năng gây ung thư. Mới đây nhất, các nhà khoa học Pháp đã đưa ra báo cáo cảnh báo những người thường xuyên sử dụng điện thoại di động có nguy cơ phát triển một số loại ung thư não. Các tần số vô tuyến sử dụng trong điện thoại có thể gây ung thư.

Sử dụng điện thoại di động thường xuyên với mức độ cao có thể làm tăng mức căng thẳng thông qua tiếng chuông liên tục, báo rung, và nhắc nhở. Sử dụng điện thoại di động với mức độ cao có liên quan đến căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cho phụ nữ, đồng thời liên quan đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nam giới.

Theo các chuyên gia, những thiết bị cầm tay như điện thoại di động có thể kết hợp với bức xạ từ internet wifi và các công nghệ khác, tạo ảnh hưởng “tích tụ” bất lợi lên tinh trùng, dẫn đến việc giảm tỉ lệ sinh sản toàn cầu và có thể gây vô sinh ở nam giới. Ngoài ra, sử dụng điện thoại thường xuyên còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác và thị giác.

Nguồn: trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn