Categories
Tin tức

Đau mắt đỏ và những điều tối kỵ cần tránh

Đau mắt đỏ là căn bệnh thường xuyên xuất hiện nó gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân đau mắt đỏ nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Khi bị đau mắt đỏ chúng ta cần tránh một số điều dưới đây.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hoặc còn được gọi là viêm kết mạc bao gồm sự tổn thương ở các phần trắng của mắt và các màng trên phần trong của mí mắt. Các màng này phản ứng với nhiều loại vi khuẩn, virus, tác nhân gây dị ứng, chất kích thích, các chất độc, cũng như các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể và xuất hiện dấu hiệu bệnh.

Sự tấn công của virut lên giác mạc gây ra bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở trẻ em và cả người lớn, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó chúng ta cũng còn dễ bị nhầm lẫn giữa đau mắt đỏ do vi khuẩn với các dạng đau mắt di bị tổn thương từ bên ngoài.

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh đau mắt đỏ là nhiễm virut. Adenovirus là loại virut thường gây ra căn bệnh này. Các triệu chứng viêm kết mạc do virut thường biểu hiệnở việc mắt chảy nhiều nước hơn, nước mắt màu xanh lá cây hoặc màu vàng. Mí mắt có thể sưng lên một chút hoặc sưng phồng to cả phần mí mắt trong. Bệnh nhân đau mắt đỏ rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh, trong mắt bệnh nhân có các đường gân màu đỏ nổi lên rõ rệt, ngày càng nhiều.

Những điều cần tránh khi bị đau mắt  đỏ

Đau mắt đỏ

Tuyệt đối không được sử dụng tay để dụi mắt. Đây là lưu ý đối với cả những người bình thường chứ không phải riêng gì với người bị đau mắt đỏ. Việc lấy tay dụi mắt làm giác mạc của  bạn bị tổn thương nặng hơn, tình trạng bệnh lây lan rộng hơn. nhiều người cũng vì thói quen dụi mắt mà đã làm cho khả năng nhìn bị hạn chế vĩnh viễn.

Không dùng chung khăn mặt

Đau mắt đỏ bắt nguồn từ nguyên nhân do virut tấn công chính vì thế mà bệnh này có thể lây lan nhanh chóng từ ngươiù này qua người kia. Chúng ta phải tuyệt đối không được sử dụng chung khăn mặt với người chưa bị nhiễm bệnh, tránh lây lan cho họ.

Để tránh lây lan bệnh có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%). Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, sát trùng vật dụng chung hay sử dụng như các tay nắm cửa, nút bấm thang máy…

Trong gia đình thì cần cách ly tối đa người bệnh với người xung quanh: Đeo khẩu trang cho người bệnh hoặc tránh nói chuyện với bệnh nhân ở cự ly dưới 1m, không dùng chung đồ vật với bệnh nhân, tránh bắt tay ôm hôn. Đối với trẻ mắc bệnh, khi phát hiện bệnh đau mắt đỏ cần cho trẻ nghỉ học 5 – 7 ngày.

Không được tùy ý sử dụng thuốc

Một bác sĩ làm việc tại Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ rằng nhiều bệnh nhân khi bị đau mắt đỏ tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống mà không cần thăm khám hay nghe chỉ định từ bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Khi bị bệnh cần tìm đến bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh rồi uống thuốc theo đơn mà bác sĩ đã kê. Cùng với đó giữ vệ sinh thật tốt cho mắt của mình mới mau lành bệnh.

Kiêng một số thực phẩm cay nóng

Khi bị đau mắt đỏ, nếu ăn các loại thực phẩm như: hành, hẹ, tỏi, ớt… sẽ dễ gây nên cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian bị bệnh, các loại thức ăn tanh: cá, mực, tôm, cua cũng nên kiêng vì có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.

Chính vì vậy mà người bị đau mắt đỏ cần kiêng các loại thực phẩm có tính cay, nóng trong suốt thời gian điều trị bệnh. Thay vào đó ăn các đồ ăn lành tính, có tính mát, có nhiều vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Trên đây là những điều mà người bị đau mắt đỏ cần kiêng kỵ và lưu ý. Không nên tự ý sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để rửa mắt nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ hay chuyên gia về mắt.