Categories
Thông tin tuyển sinh Tin tức

Chi hàng trăm triệu vào biên chế vẫn mất việc

Những ngày gần đây, xã hội vẫn không hết xôn xao với vụ việc 500 giáo viên ở Đăk Lăk có nguy cơ mất việc. Từ phía công an cho biết những trường hợp này đã chi cả trăm triệu để được vào biên chế.

Chi hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên

Chi hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên

Thực hư sự việc chi trăm triệu để được vào biên chế

Sự việc xảy ra tại huyện Ea Kar (Đắk Lắk). Theo trưởng Công an huyện Ea Kar – đại tá Nguyễn Duy Trường cho biết vào ngày 9/3 vừa qua, trực ban đơn vị có tiếp nhận đơn của ông Ng.V.M tố cáo ông H.B (Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây) lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đơn tố cáo của Ng.V.M  có kèm theo giấy vay tiền và hẹn đến ngày trả của ông B., nhưng không ghi rõ nội dung nhận tiền để chạy việc. Nhận thấy tính chất của vụ việc là giao dịch mang tính dân sự vay mượn tiền nên công an huyện đã hướng dẫn ông M. làm đơn khởi kiện ra TAND huyện Krông Pắk để được giải quyết.

Về nội dung đơn thư của ông Ng.V.M. đề cập đến việc năm 2016, ông M. đã gặp ông B. để xin cho con gái đi dạy. Lúc này ông B. nói nhà trường còn một suất biên chế nhưng phải chi 140 triệu đồng. Tin lời, ông Minh đã đưa ông cho ông B. tổng cộng 120 triệu đồng. Sau khi đưa tiền, con gái ông M. được trường THCS Ngô Mây nhận vào dạy hợp đồng với mức lương hơn 1 triệu đồng/tháng. Không đạt được thỏa thuận ban đầu là con gái ông M  phải được vào biên chế nên ông M. đòi lại tiền nhưng ông B. không trả.

Thực hư việc Đắk Lắk ký hàng trăm hợp đồng với giáo viên dư thừa

Thực hư chi hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên

Thực hư chi hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên

Khi đề cập đến sự việc huyện Krông Pắk ký hàng trăm hợp đồng với giáo viên dư thừa, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk bà Ngô Thị Minh Trinh khẳng định: hiện huyện chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực. Theo lời bà Trinh cho hay: “Chúng tôi không khẳng định có hay không, nhưng đến nay huyện chưa nhận được bất cứ phản ánh hay đơn thư tố cáo tiêu cực trong vụ việc này. Nếu phát hiện có tiêu cực, nhất định chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng điều tra xử lý”.

Hiện công an tỉnh đã giao phòng nghiệp vụ lập kế hoạch xác minh, làm rõ vụ việc một số phản ánh của giáo viên trên báo chí về việc bỏ tiền ra để được ký hợp đồng lao động.

Lời bàn về vấn đề biên chế đối với giáo viên hiện nay

Thực hư chi hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên

Đáng buồn chi hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên

Có một thực tế đáng buồn hiện nay là có rất nhiều bạn sinh viên sư phạm sau khi ra trường gặp phải tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành trái nghề bởi không có tiền để chạy “biên chế”. Sự việc chạy biên chế có thể chưa có một vụ việc nào được công khai cụ thể, chính xác nhưng rất nhiều người có thể tự hiểu với nhau về “luật ngầm” này. Đây cũng chính là một trong những lý do dẫn đến kết quả đáng lo ngại trong kết quả tuyển sinh đầu vào của các trường sư phạm vào năm 2017 và đây là một thực trạng mà các cơ quan chức năng cần nhìn thẳng, nhìn thật để có hướng giải quyết đối với việc giáo dục của nước nhà.

Nhà giáo – một trong hai ngành cao quý nhất xã hội cùng với nhà thuốc. Nhưng trái ngược với kết quả tuyển sinh của các trường Sư phạm thì số lượng hồ sơ nộp xét tuyển tại các Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn, Hà Nội, Yersin,… vẫn luôn giữ được trạng thái ổn định và được nhiều sĩ tử quan tâm. Bởi hiện nay nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của ngành cao. Với những sinh viên đã tốt nghiệp các chuyên ngành Cao đẳng dược, điều dưỡng, hộ sinh, xét nghiệm,… trở lên có thể dễ dàng xin việc vào các cơ sở Y tế. Hơn nữa, ngày nay những bệnh viện, phòng khám tư nhân mở ra rất nhiều nên cơ hội nghề nghiệp cũng gia tăng. Vì thế việc những ngành thuộc Y dược luôn là ngành hot cũng là điều dễ hiểu.

Qua đó có thể thấy, giải quyết tình trạng kết quả kỳ thi đầu vào cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho các sinh viên sư phạm sau khi ra trường là một bài toán lớn cần được giải trong lúc này.