Categories
Tin tức

Bộ Y tế đề xuất tăng thuế thuốc lá để hạn chế người hút

Chi phí sử dụng thuốc lá tỷ lệ thuận với tỷ lệ số tiền người dân bỏ ra cho chi phí khám chữa bệnh có nguyên nhân từ việc hút thuốc. Trước tình trạng đó, trong hội thảo cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức, đại diện Bộ Y tế đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá.

Tăng thuế để giảm số người hút thuốc lá

Tăng thuế để giảm số người hút thuốc lá

Tăng thuế thuốc lá để hạn chế người hút

Vừa qua, Bộ Y tế đề nghị tăng thuế thuốc lá trong thời gian tới, áp dụng mức thu lên 2.000 đồng/gói thay vì dự thảo đưa ra mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/gói từ năm 2020.

Ngày 19/4, tại hội thảo cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức, BS-Th.S Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết người hút thuốc ở Việt Nam năm 2015 đã sử dụng 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá nhưng tốn trên 24.000 tỷ đồng cho chi phí khám chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị tăng thuế thuốc lá trong dự thảo sửa đổi 5 luật thuế trong thời gian tới.

Cụ thể, áp dụng mức thu lên 2.000 đồng/gói thay vì dự thảo đưa ra mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/gói từ năm 2020 hay phương án tăng thuế theo lộ trình ngày 1/1/2020 tăng từ 75% lên 80%, từ ngày 1/1/2021 tăng từ 80% lên 85%. Điều này tăng doanh thu thuế thuốc lá thêm 6.300 tỷ đồng/năm, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới có thể giảm xuống 3%, tránh được 300.000 ca tử vong sớm do hút thuốc.

Tác hại của việc hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh

Hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh

Chia sẻ về tác hại của việc hút thuốc lá, thầy Nguyễn Cường- trưởng khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ: Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin.

Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể. Chính vì thế mà những người nghiện thuốc lá vẫn còn thản nhiên sử dụng thuốc lá cho dù có rất nhiều khuyến cáo tác hại của chúng.

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.

Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Khi ngưng sử dụng thuốc lá sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với chính bản thân và người thân. Đầu tiên, người từng nghiện thuốc sẽ cảm thấy khỏe khắn hơn hẳn và cân nặng sẽ được cải thiện đáng kể. Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ  giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Nguồn: trường cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp