Categories
Tin tức

Bệnh nhân sau khi cắt Amidan cần lưu ý những gì?

Viêm Amidan dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bệnh nhân khi cắt Amidan có thể bình phục nhanh chóng nhưng cần lưu ý một số điểm dưới đây.

Dấu hiệu viêm Amidan

Viêm Amidan là tình trạng tổn thương tuyến Amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra, biểu hiện ở 2 dạng: viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mãn tính. Viêm Amidan thường là sưng to, lồi ra hoặc co lại, dạng tổ ong có màu hồng, mủ trắng hoặc mủ vàng. Bệnh nhân Amidan thường tìm đến bác sĩ để cắt amidan khi đã bị viêm mãn tính, xuất hiện nhiều lần trong một năm, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy bệnh nhân sau khi cắt amidan thì phải lưu ý những vấn đề gì, dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng.

Cắt amidan
Bệnh nhân sau khi cắt Amidan cần lưu ý những gì?

Khi bị viêm Amidan cấp tính bệnh nhân thường sốt cao và đột ngột.  Nếu viêm Amidan do virus thì Amidan chúng sưng to và đỏ, niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong kèm theo dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nếu do vi khuẩn gây ra, thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện thêm những chấm mủ hoặc mảng mủ. Bệnh nhân kèm thêm triệu chứng đau rát họng, nuốt vướng, khó thở, ngáy to. Còn đối với bệnh nhân bị viêm mãn tính thì dấu hiệu ít hơn với việc hay sốt vặt, hơi thở hôi, ho, Amidan sưng to (thường ở trẻ em), hoặc amidan xơ chìm (thường gặp ở người lớn).

Với những triệu chứng gây khó chịu này trong cuộc sống thường nhật, nhiều bệnh nhân bị viêm Amidan thường nghĩ tới việc cắt Amidan. Theo như chia sẻ của một giảng viên cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì cắt Amidan không phải cứ yêu cầu cắt là cắt được, người bệnh cần phải đến các bệnh viện tai mũi họng uy tín để được bác sĩ kiểm tra và chuẩn đoán, đưa ra biện pháp chữa trị hợp lý, mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh.

Bệnh nhân cắt Amidan phải theo dõi gì sau khi phẫu thuật

Trước hết bệnh nhân cần nằm nghiêng hoặc ngửa, không gối đầu và xoay mặt về một bên. Không khạc, không nuốt nước bọt, đùn (lùa) nước bọt ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng. Nếu nước bọt trong hoặc có vài tia máu đỏ sậm nghĩa là bệnh nhân không chảy máu. Còn nếu như nước bọt toàn máu đỏ tươi hoặc nước bọt có lẫn máu đỏ tươi thì nghĩa là vết thương còn chảy máu phải báo ngay cho bác sĩ, đến khám ở bệnh viện ngay lập tức.  Thời gian theo dõi chảy máu trong vòng 12 ngày. Đặc biệt là ngày thứ 1 và ngày thứ 7 sau cắt amidan.

Cắt amidan
Cần lưu ý gì khi cắt Amidan

Bệnh nhân sau khi Amidan ăn uống như thế nào cho đúng?

Trong 10 ngày sau cắt Amidan: Nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội, lạnh. Không dùng thức ăn chua, cay, cứng, nóng và thức uống có màu nâu, đỏ như: Xá xị, Coca…

Trẻ em (dưới 15 tuổi):

– Ngày 1: 3 giờ sau cắt Amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: uống sữa lạnh

– Ngày 2 – 7: Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh….

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

– Ngày 8–12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ…..

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường

Trong 2 tuần sau cắt Amidan cho trẻ ăn Cá rất dễ bị hóc xương, ăn mì gói dễ chảy máu.

Người lớn, trẻ em trên 15 tuổi:

– Ngày 1- 2 : 3 giờ sau cắt amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: uống sữa lạnh.

– Ngày 3–7 : Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh….

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

– Ngày 8–12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ…..

Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…

Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường

Lưu ý: Trong 2 tuần sau cắt amidan nên kiêng rượu, bia, thuốc lá…

Chế độ sinh hoạt như thế nào cho đúng

– Ngày 1: Nằm tại giường, nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, có người chăm sóc (tốt nhất nằm tại phòng săn sóc hậu phẫu của bệnh viện), nói nhỏ.

– Ngày 2- 10: Đi lại, nói chuyện và lao động nhẹ tại nhà hoặc văn phòng. Không nên đi đường xa, đường gồ ghề bằng phương tiện thô sơ và không đi máy bay.

+ Không hò hét, chạy nhảy và hoạt động gắng sức khác dưới trời nắng nóng.

+ Tắm rửa với nước ấm. Súc miệng, chải răng sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng và nước mát. Không cố khạc khi vướng họng để tránh bong giả mạc (một lớp màng màu trắng như bông phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, không phải là mủ).

+ Uống thuốc theo toa. Tái khám đúng hẹn. Sau 14 ngày: vết mổ lành.

Chăm sóc bệnh nhân cắt Amidan cần phải cẩn thận trong từng bước, Nếu không cẩn thận có thể khiến bệnh nhân bị mất tiếng, khản giọng hoặc thậm chí bị viêm nhiễm vết cắt rất nguy hiểm.